Text Practice Mode
"CỔNG TAM QUAN"
created Jun 25th 2023, 10:45 by shanghe
3
416 words
36 completed
4.33333
Rating: 4.33333
00:00
Trong triết học, tam quan là những quan điểm của con người về thế giới xung quanh. Đó là cách nhìn nhận, đánh giá khách quan về cuộc sống. Thế giới tam quan của con người được hình thành bởi 3 yếu tố:
Thế giới quan hay là (vũ trụ quan): Đó là những quan điểm, suy nghĩ của con người về thế giới xung quanh và sự liên kết của con người và thế giới. Chỉ quan điểm căn bản của mọi người đối với cuộc sống bao gồm toàn bộ thế giới cùng với quan hệ giữa con người và thế giới bên ngoài.
Giá trị quan: Đó là sự nhìn nhận, đánh giá tổng thể về ý nghĩa của một sự vật, sự việc nào đó diễn ra xung quanh cuộc sống của chúng ta. Là chỉ cái nhìn cùng đánh giá tổng thể của một người đối với tầm quan trọng, ý nghĩa của sự vật khách quan chung quanh (bao gồm con người, sự vật sự việc).
Nhân sinh quan: Thể hiện thái độ của con người đối với các vấn đề cốt lõi và cơ bản của thời thế, nhân sinh. Là chỉ thái độ cùng cách nhìn đối với mục đích ý nghĩa cơ bản của nhân sinh.
Tam quan của một người quyết định cái nhìn khách quan đối với thế giới, cách lý cùng điểm giới hạn đạo đức của người đó.
Tuy nhiên, tam quan không phải là một từ thường hay được dùng trong tiếng Việt. Trong tiếng Việt, khi nhắc đến tam quan, người ta thường nhắc đến cổng tam quan nhiều hơn. Cổng tam quan là một loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống Việt Nam. Một số dinh thự, và đình miếu cũng xây loại cổng này như Cơ Mật viện ở Huế.
Cổng tam quan mang ý niệm "ba cách nhìn" của Phật giáo gồm có "hữu quan", "không quan" và "trung quan", thể hiện cái sắc (giả), cái không (Vô thường) và trung dung của cả hai. Giải thích thứ hai là tam quan là cửa của Tam bảo. Ngoài ra, cũng có thuyết khác cho rằng tam quan là "tam giải thoát môn" của Thiền tông gồm cửa Không, cửa Vô tác và cửa Vô tướng (Vô nguyện). Vì vậy mà các nước không thuộc Phật giáo Thiền tông không có xây cổng tam quan làm lối vào chùa.
Thế giới quan hay là (vũ trụ quan): Đó là những quan điểm, suy nghĩ của con người về thế giới xung quanh và sự liên kết của con người và thế giới. Chỉ quan điểm căn bản của mọi người đối với cuộc sống bao gồm toàn bộ thế giới cùng với quan hệ giữa con người và thế giới bên ngoài.
Giá trị quan: Đó là sự nhìn nhận, đánh giá tổng thể về ý nghĩa của một sự vật, sự việc nào đó diễn ra xung quanh cuộc sống của chúng ta. Là chỉ cái nhìn cùng đánh giá tổng thể của một người đối với tầm quan trọng, ý nghĩa của sự vật khách quan chung quanh (bao gồm con người, sự vật sự việc).
Nhân sinh quan: Thể hiện thái độ của con người đối với các vấn đề cốt lõi và cơ bản của thời thế, nhân sinh. Là chỉ thái độ cùng cách nhìn đối với mục đích ý nghĩa cơ bản của nhân sinh.
Tam quan của một người quyết định cái nhìn khách quan đối với thế giới, cách lý cùng điểm giới hạn đạo đức của người đó.
Tuy nhiên, tam quan không phải là một từ thường hay được dùng trong tiếng Việt. Trong tiếng Việt, khi nhắc đến tam quan, người ta thường nhắc đến cổng tam quan nhiều hơn. Cổng tam quan là một loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống Việt Nam. Một số dinh thự, và đình miếu cũng xây loại cổng này như Cơ Mật viện ở Huế.
Cổng tam quan mang ý niệm "ba cách nhìn" của Phật giáo gồm có "hữu quan", "không quan" và "trung quan", thể hiện cái sắc (giả), cái không (Vô thường) và trung dung của cả hai. Giải thích thứ hai là tam quan là cửa của Tam bảo. Ngoài ra, cũng có thuyết khác cho rằng tam quan là "tam giải thoát môn" của Thiền tông gồm cửa Không, cửa Vô tác và cửa Vô tướng (Vô nguyện). Vì vậy mà các nước không thuộc Phật giáo Thiền tông không có xây cổng tam quan làm lối vào chùa.
saving score / loading statistics ...