Text Practice Mode
Sao Chung Ta Lai Ngu - Matthew Walker CHƯƠNG 15 GIẤC NGỦ VÀ XÃ HỘI 3
created Yesterday, 11:37 by thanhhhh
1
641 words
42 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
saving score / loading statistics ...
00:00
Các nghiên cứu tại nơi làm việc đã phát hiện thấy những nhân
viên ngủ 6 tiếng một ngày hoặc ít hơn hay trở nên bất bình thường
và nói dối vào ngày hôm sau nhiều hơn so với những người ngủ 6
tiếng một ngày hoặc nhiều hơn. Công trình có tính ảnh hưởng sâu xa
của Tiến sĩ Christopher Barns, một nhà nghiên cứu tại Trường Kinh
doanh Foster ở Đại học Washington, đã phát hiện ra rằng một người
ngủ càng ít thì khả năng lập ra các hóa đơn giả và yêu cầu bồi hoàn
của người đó càng lớn, và người đó càng sẵn sàng nói dối hơn để có
được vé xổ số miễn phí. Barns cũng phát hiện ra rằng những nhân
viên thiếu ngủ thường hay đổ lỗi cho những người khác tại nơi làm
việc vì những sai lầm của chính mình và thậm chí cố gắng nhận bừa
sự thành công của người khác: những nhân viên đó hầu như không
có khả năng xây dựng nhóm làm việc và môi trường doanh nghiệp
hòa thuận.
Sự lệch lạc đạo đức liên quan tới thiếu ngủ cũng len lỏi theo cách
của nó vào giai đoạn làm việc với một cái tên khác, được gọi là đặc
tính lười biếng xã hội. Thuật ngữ này đề cập đến một người mà khi
đánh giá hiệu suất theo nhóm, thường quyết định đưa ra ít nỗ lực
hơn khi làm việc trong nhóm so với khi làm việc một mình. Các cá
nhân này nhìn thấy cơ hội để chểnh mảng và trốn phía sau sự chăm
chỉ tập thể của những người khác. Họ hoàn thành ít khía cạnh công
việc hơn, còn công việc đó thường bị làm sai hoặc có chất lượng
thấp hơn, so với khi họ được đánh giá một mình. Vì vậy, những nhân
viên buồn ngủ thường chọn con đường ích kỉ ít đối kháng nhất khi
làm việc theo nhóm, lao dốc theo chiếc vé thiếu trung thực của đặc
tính lười biếng xã hội
. Điều này không chỉ dẫn đến năng suất làm
việc nhóm thấp hơn mà còn dễ gây ra sự oán giận và công kích lẫn
nhau giữa các thành viên trong nhóm.
Điều đáng chú ý về những người đó ở doanh nghiệp, mà theo
phần lớn những nghiên cứu này báo cáo về các ảnh hưởng có hại
đến kết quả kinh doanh trên cơ sở chỉ giảm lượng giấc ngủ hết sức
khiêm tốn ở một cá nhân, chính là có lẽ sau 20-đến 60 phút sẽ thấy
được những khác biệt giữa một nhân viên trung thực, sáng tạo, đổi
mới, hợp tác và năng suất cao với một nhân viên không có những
đặc điểm này.
Hãy nghiên cứu ảnh hưởng của tình trạng thiếu ngủ ở các CEO
và nhà quản lý, câu chuyện cũng có tác động không kém. Một nhà
lãnh đạo không hiệu quả trong bất kỳ tổ chức nào cũng có thể gây ra
những hậu quả nghiêm trọng đối với nhiều người mà họ có ảnh
hưởng tới. Chúng ta thường nghĩ rằng một nhà lãnh đạo giỏi hay
kém là đặc tính ổn định từ ngày này qua ngày khác. Điều này không
đúng. Sự khác biệt về hiệu suất lãnh đạo của cá nhân dao động
mạnh mẽ từ ngày này sang ngày khác, còn quy mô của sự khác biệt
đó vượt xa sự khác biệt trung bình giữa các nhà lãnh đạo với nhau.
Vậy điều gì giải thích cho những thăng trầm của một nhà lãnh đạo về
khả năng lãnh đạo hiệu quả từ ngày này qua ngày khác? Lượng giấc
ngủ họ có được chính là một yếu tố rõ ràng
viên ngủ 6 tiếng một ngày hoặc ít hơn hay trở nên bất bình thường
và nói dối vào ngày hôm sau nhiều hơn so với những người ngủ 6
tiếng một ngày hoặc nhiều hơn. Công trình có tính ảnh hưởng sâu xa
của Tiến sĩ Christopher Barns, một nhà nghiên cứu tại Trường Kinh
doanh Foster ở Đại học Washington, đã phát hiện ra rằng một người
ngủ càng ít thì khả năng lập ra các hóa đơn giả và yêu cầu bồi hoàn
của người đó càng lớn, và người đó càng sẵn sàng nói dối hơn để có
được vé xổ số miễn phí. Barns cũng phát hiện ra rằng những nhân
viên thiếu ngủ thường hay đổ lỗi cho những người khác tại nơi làm
việc vì những sai lầm của chính mình và thậm chí cố gắng nhận bừa
sự thành công của người khác: những nhân viên đó hầu như không
có khả năng xây dựng nhóm làm việc và môi trường doanh nghiệp
hòa thuận.
Sự lệch lạc đạo đức liên quan tới thiếu ngủ cũng len lỏi theo cách
của nó vào giai đoạn làm việc với một cái tên khác, được gọi là đặc
tính lười biếng xã hội. Thuật ngữ này đề cập đến một người mà khi
đánh giá hiệu suất theo nhóm, thường quyết định đưa ra ít nỗ lực
hơn khi làm việc trong nhóm so với khi làm việc một mình. Các cá
nhân này nhìn thấy cơ hội để chểnh mảng và trốn phía sau sự chăm
chỉ tập thể của những người khác. Họ hoàn thành ít khía cạnh công
việc hơn, còn công việc đó thường bị làm sai hoặc có chất lượng
thấp hơn, so với khi họ được đánh giá một mình. Vì vậy, những nhân
viên buồn ngủ thường chọn con đường ích kỉ ít đối kháng nhất khi
làm việc theo nhóm, lao dốc theo chiếc vé thiếu trung thực của đặc
tính lười biếng xã hội
. Điều này không chỉ dẫn đến năng suất làm
việc nhóm thấp hơn mà còn dễ gây ra sự oán giận và công kích lẫn
nhau giữa các thành viên trong nhóm.
Điều đáng chú ý về những người đó ở doanh nghiệp, mà theo
phần lớn những nghiên cứu này báo cáo về các ảnh hưởng có hại
đến kết quả kinh doanh trên cơ sở chỉ giảm lượng giấc ngủ hết sức
khiêm tốn ở một cá nhân, chính là có lẽ sau 20-đến 60 phút sẽ thấy
được những khác biệt giữa một nhân viên trung thực, sáng tạo, đổi
mới, hợp tác và năng suất cao với một nhân viên không có những
đặc điểm này.
Hãy nghiên cứu ảnh hưởng của tình trạng thiếu ngủ ở các CEO
và nhà quản lý, câu chuyện cũng có tác động không kém. Một nhà
lãnh đạo không hiệu quả trong bất kỳ tổ chức nào cũng có thể gây ra
những hậu quả nghiêm trọng đối với nhiều người mà họ có ảnh
hưởng tới. Chúng ta thường nghĩ rằng một nhà lãnh đạo giỏi hay
kém là đặc tính ổn định từ ngày này qua ngày khác. Điều này không
đúng. Sự khác biệt về hiệu suất lãnh đạo của cá nhân dao động
mạnh mẽ từ ngày này sang ngày khác, còn quy mô của sự khác biệt
đó vượt xa sự khác biệt trung bình giữa các nhà lãnh đạo với nhau.
Vậy điều gì giải thích cho những thăng trầm của một nhà lãnh đạo về
khả năng lãnh đạo hiệu quả từ ngày này qua ngày khác? Lượng giấc
ngủ họ có được chính là một yếu tố rõ ràng
