Text Practice Mode
Tình yêu hay sự dựa dẫm và chìm đắm trong cơn nghiện?
created Oct 15th, 15:25 by embe
1
684 words
12 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Lúc này, một mối quan hệ đặc biệt xuất hiện. Nó dường như là câu trả lời cho tất cả các vấn đề và thỏa mãn tất cả các nhu cầu của cái tôi ảo. Tất cả những thứ mà trước đây bạn phụ thuộc vào để có được cảm giác về cái tôi, hiện giờ trở nên không còn quá quan trọng nữa. Lúc này, bạn đã có một điểm tụ đơn lẻ thay thế cho tất cả những việc này, điểm tụ này trao cho bạn ý nghĩa của sinh mệnh: Bạn đã có tình yêu rồi! Bạn không còn là mảnh vụn lẻ loi trong thế giới lạnh lẽo này nữa, ít nhất thì trông có vẻ như vậy! Giờ đây thế giới của bạn có một trung điểm: người mà bạn yêu. Trên thực tế, trung điểm này vẫn nằm ở bên ngoài cơ thể bạn, do đó, cảm giác về cái tôi của bạn vẫn đến từ bên ngoài, nhưng khi mới bắt đầu, điều này cũng không quan trọng. Điều quan trọng là, những cảm giác không thỏa mãn, cảm giác thiếu xót, lo sợ, cảm giác không hoàn chỉnh bên dưới cái tôi ảo đã không còn tồn tại nữa. Chúng thật sự không tồn tại nữa sao? Chúng đã biến mất, hay là tiếp tục tồn tại bên dưới bề mặt của hạnh phúc?
Nếu trong mối quan hệ tình yêu, bạn vừa trải nghiệm tình yêu, lại vừa trải nghiệm được mặt đối lập của tình yêu – công kích và bạo lực tình cảm... – vậy thì rất có khả năng bạn đã nhầm lẫn giữa tình yêu với sự dựa dẫm và chìm đắm trong cơn nghiện. Bạn không thể nào giây này còn yêu bạn đời của mình, mà giây sau lại lập tức công kích anh ta/ cô ta. Tình yêu đích thực không có mặt đối lập. Nếu như “tình yêu” của bạn có mặt đối lập, vậy thì đây không phải tình yêu đích thực, mà là nhu cầu về cảm giác cái tôi càng hoàn chỉnh hơn, sâu sắc hơn của cái tôi ảo, một loại nhu cầu mà người khác có thể tạm thời thỏa mãn. Nó là vật thay thế để cứu rỗi cái tôi, trong thời gian ngắn, cảm giác mà nó mang lại cho bạn thực sự giống như được cứu rỗi.
Thế nhưng, tới 1 ngày, khi bạn đời của bạn không thoải mãn được nhu cầu của bạn, cũng không thỏa mãn được nhu cầu của cái tôi ảo của bạn, vấn đề sẽ xuất hiện. Lúc này, cảm giác thiếu xót, đau khổ và sợ hãi sẵn có trong ý thức cái tôi bị quan hệ tình yêu che lấp sẽ nổi lên bề mặt. Giống như việc nghiện những thứ khác vậy, khi bạn dùng thuốc, bạn sẽ ở trong trạng thái hưng phấn cao độ, nhưng chắc chắn sẽ có lúc thuốc hết tác dụng. Khi những cảm giác đau khổ này một lần nữa xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy đau khổ hơn trước, khi đó bạn sẽ còn coi bạn đời của mình là kẻ thủ phạm dẫn đến những đau khổ đó. Cũng tức là bạn sẽ phản chiếu những cảm giác đau khổ này ra ngoài, đồng thời dùng bạo lực dã man (một phần của đau khổ của bạn) để công kích đối phương. Loại công kích này có thể sẽ đánh thức sự đau khổ trong đối phương, hơn nữa đối phương có thể sẽ lập tức phản kháng lại sự công kích của bạn. Lúc này, cái tôi ảo vẫn hy vọng trong vô thức rằng ý định thao túng và công kích của nó sẽ có thể trừng phạt đối phương, khiến họ thay đổi hành vi, như vậy thì cái tôi ảo của bạn lại có thể che đậy đau khổ.
Bản thân mối quan hệ sẽ không tạo ra đau khổ và không vui, chúng chỉ dẫn ra những nỗi đau đã có sẵn trong nội tại của bạn.
Nếu trong mối quan hệ tình yêu, bạn vừa trải nghiệm tình yêu, lại vừa trải nghiệm được mặt đối lập của tình yêu – công kích và bạo lực tình cảm... – vậy thì rất có khả năng bạn đã nhầm lẫn giữa tình yêu với sự dựa dẫm và chìm đắm trong cơn nghiện. Bạn không thể nào giây này còn yêu bạn đời của mình, mà giây sau lại lập tức công kích anh ta/ cô ta. Tình yêu đích thực không có mặt đối lập. Nếu như “tình yêu” của bạn có mặt đối lập, vậy thì đây không phải tình yêu đích thực, mà là nhu cầu về cảm giác cái tôi càng hoàn chỉnh hơn, sâu sắc hơn của cái tôi ảo, một loại nhu cầu mà người khác có thể tạm thời thỏa mãn. Nó là vật thay thế để cứu rỗi cái tôi, trong thời gian ngắn, cảm giác mà nó mang lại cho bạn thực sự giống như được cứu rỗi.
Thế nhưng, tới 1 ngày, khi bạn đời của bạn không thoải mãn được nhu cầu của bạn, cũng không thỏa mãn được nhu cầu của cái tôi ảo của bạn, vấn đề sẽ xuất hiện. Lúc này, cảm giác thiếu xót, đau khổ và sợ hãi sẵn có trong ý thức cái tôi bị quan hệ tình yêu che lấp sẽ nổi lên bề mặt. Giống như việc nghiện những thứ khác vậy, khi bạn dùng thuốc, bạn sẽ ở trong trạng thái hưng phấn cao độ, nhưng chắc chắn sẽ có lúc thuốc hết tác dụng. Khi những cảm giác đau khổ này một lần nữa xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy đau khổ hơn trước, khi đó bạn sẽ còn coi bạn đời của mình là kẻ thủ phạm dẫn đến những đau khổ đó. Cũng tức là bạn sẽ phản chiếu những cảm giác đau khổ này ra ngoài, đồng thời dùng bạo lực dã man (một phần của đau khổ của bạn) để công kích đối phương. Loại công kích này có thể sẽ đánh thức sự đau khổ trong đối phương, hơn nữa đối phương có thể sẽ lập tức phản kháng lại sự công kích của bạn. Lúc này, cái tôi ảo vẫn hy vọng trong vô thức rằng ý định thao túng và công kích của nó sẽ có thể trừng phạt đối phương, khiến họ thay đổi hành vi, như vậy thì cái tôi ảo của bạn lại có thể che đậy đau khổ.
Bản thân mối quan hệ sẽ không tạo ra đau khổ và không vui, chúng chỉ dẫn ra những nỗi đau đã có sẵn trong nội tại của bạn.
saving score / loading statistics ...