Text Practice Mode
Miếu ba cô 5
created Oct 12th, 00:39 by Diuna
0
2238 words
1 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Ông cất một ngôi nhà lớn ở giữa trang trại để ba người cùng ở. Nhưng cả ba đều phản đối, đòi ở riêng. Ngọc nói
- Con chỉ muốn ở một cái chòi nhỏ cũng được miễn là cái thế giới riêng của con, để con sáng tác thơ văn.
Biết đâu con út của mình có năng khiếu văn chương, nên ông Hồng Phát thuận theo, nhờ người dựng cho Ngọc căn nhà sàn rất xinh ở một góc vườn. Thanh thấy vậy cũng đòi:
- Con và Dương ở chung nhưng nhà có hai cửa cái hướng về hai hướng khác nhau, để mạnh ai nấy ra vào, sinh hoạt riêng tư. Con muốn có thì giờ nghiền ngẫm quá khứ để quên nó
- Con sẽ tạo một khu vườn ươm riêng để nghiên cứu các loại giống cây trồng. Vậy ba mua về cho con các loại hạt, đủ loại hết.
Thấy các con đều có ý muốn trụ lại như vậy, ông Hồng Phát thấy yên tấm lòng vô cùng. Ông ra về lòng mừng thầm nghĩ rằng, hy vọng lần này kế hoạch của ông sẽ không thất bại.
Ông trở về Sài Gòn thu xếp công việc. Những dự tính như thu gom tài sản, bán nhà... không ngờ diễn ra nhanh hơn dự tính. Chỉ hai tháng sau là xong. Vợ chồng ông chuyển cả về Cái Răng, Cần Thơ lập nghiệp.
Ba tháng sau ông trở lên Bảo Lộc. Phải mất cả nửa ngày ông mới tới được trang trại. Và việc thấy đủ mặt cả ba cậu con trai làm ông vui sướng khôn tả. Nhất là tất cả họ lại trong trạng thái khỏe mạnh, vui vẻ, yêu đời hơn sự tưởng tượng của ông.
Ngọc mau mồm mau miệng nhất trong ba anh em, đã lên tiếng ngay:
- Ba khỏi lo gì nữa cho tụi con. Anh Dương đã gieo được lúa để có gạo ăn, ảnh còn trồng được nhiều rau, trái mà không đợi giống của ba đem lên. Tất cả đều do có người mang tặng. Còn anh Thanh thì ngày nào cũng đi vào núi để tìm thông giống và săn bắn, đồ ăn thừa, có thể bán nữa! Còn con thì... viết được gần nửa cuốn tiểu thuyết khi nào xong sẽ nhờ ba đem về Sài Gòn in.
Ngạc nhiên về chuyện đó, ông thử hỏi:
- Không đứa nào muốn bỏ về Sài Gòn sao?
Cả ba đều dứt khoát:
- Tụi con sẽ ở luôn nơi đây. Mà không chừng... cưới vợ sinh con nữa!
Nghe như chuyện cổ tích, ông Hồng Phát cười ngất tỏ vẻ không tin. Thanh xác nhận y như thật:
- Tụi con sẽ cưới vợ ở đây!
Ở lại trang trại ba ngày, ông Hồng Phát âm thầm tìm hiểu xem có phải ba đứa con mình đã tìm gặp các cô gái trong vùng núi này và kết họ? Nhưng ông chỉ mất công vô ích. Vùng vực sâu hẻo lánh này chỉ những người Thượng bản khai sinh sống, còn cô gái trẻ thì cô nào cũng mình trần, da mốc thâm sì và hầu như không bao giờ chịu tới gần người Kinh. Dứt khoát họ không phải là đối tượng của ba đứa con ông.
Cuối cùng ông cũng tìm ra một kết luận cho riêng mình: các con ông đã thích nghi với công việc và đã thật sự hồi tâm biết suy nghĩ, biết lo tu thân...
Khi ra về ông vui lắm...
Nhưng chắc chắn có một điều mà người cha tội nghiệp kia không bao giờ biết: Đó là cả ba đều đã thật sự có... người tình!
Bắt đầu chuyện của Ngọc, cậu út mê văn chương, tâm hồn lãng mạn...
Hôm đó vào giữa tháng, trăng tròn và sáng vằng vặc soi khắp khu thung lũng, đẹp như một bức tranh thủy mặc. Ngồi từ trong phòng trên nhà sàn nhìn ra, Ngọc bất giác buột miệng ngâm mấy câu thơ tình.
Chợt có người cất ngang dòng thi hứng của anh:
- Đúng là thi sĩ đa tình!
Giật mnh, Ngọc quay lại nhìn và vô cùng sửng sốt khi thấy đứng giữa phòng riêng của mình là một cô gái mặc bộ quần áo lụa màu hồng đẹp như tiên nga!
- Cô... cô là...?
Thấy Ngọc lúng túng, cô gái tiến lại gần hơn và nhoẻn miệng cười đến đất trời cũng nghiêng ngả đắm say:
- Khách vào nhà mà chẳng mời ngồi sao?
Bấy giờ Ngọc mới ấp úng:
- Cô làm sao cô... vô phòng được, khi cửa phòng tôi đã cài then?
Quả nhiên cửa ra vào vẫn còn cài then bên trong. Cô gái lại giữ nguyên nụ cười:
- Chỉ vì như vậy mà tôi không được cho phép ngồi phải không?
Ngọc đành phải đứng lên nhường chiếc ghế duy nhất cho cô nàng ngồi, nhưng cô gái đã chủ động ngồi ngay lên giường ngủ vừa nũng nịu nói:
- Mệt muốn đứt hơi, lại bị lạnh nữa, phải chi được phép nằm nghỉ một lát có lẽ thích lắm đây.
Vừa nói cô nàng vừa ngả ra nằm tỉnh bơ như người quen thân. Ngọc càng khó xử hơn:
- Cô... cô là... cô là...
Cô gái mắt nhắm nghiền, giọng buồn ngủ thật sự:
- Người ta bị lạnh cả đêm, có thể là bị cảm lạnh rồi cũng nên...
Rồi cô ta thả hồn vào giấc điệp. Ngọc chẳng có cách nào khác, đành ngồi đó nhìn vị khách không mời. Lúc này anh chàng càng thẫn thờ, xao xuyến mãnh liệt hơn trước sắc đẹp phi thường của cô gái đang ngủ. Tưởng chừng như đây không phải là thực tế, mà là một giấc mơ nào đó... cho đến khi cô nàng lên tiếng mà mắt vẫn nhắm nghiền:
- Người ta sắp chết rồi sao nhẫn tâm không cứu vậy
Như có sự thúc giục vô hình nào đó, Ngọc bước tới đưa tay sờ lên trán cô gái và định đi tìm thuốc cảm. Chợt cô gái đưa tay nắm chặt lấy tay Ngọc, giục giã
- Hã cạo gió giúp đi. Nhanh lên
Ngọc nghe theo như cái máy. Anh hơi gượng khi kéo áo cô gái lên để thoa dầu, nhưng cô gái không e thẹn gì, còn rướn người lên để cho Ngọc dễ kéo áo lên. Phần da thịt cô ta hiện ra trước mắt trắng muốt, làm cho Ngọc như hoa mắt, mặt nóng ran, trống ngực đánh liên hồi...
Cạo xong phần lưng, tự động cô gái xoay lại phần ngực. Thấy Ngọc còn đang do dự, cô nàng giọng yếu ớt giục:
- Cạo luôn ngực nữa mới đỡ.
Ngọc làm theo và gần như lúc đó những ngón tay anh không còn do mình tự điều khiển nữa. Cứ nhìn vào bộ ngực phập phồng lên xuống hai mắt Ngọc úc mờ, lúc tỏ hơi thở cũng phập phồng theo.
Đến một lúc tự dưng cô gái kêu lên:
- Em lạnh quá, lạnh đến chết mất!
Ngọc bừng tỉnh, đưa tay sờ vào da thịt cô nàng thì bất giác kêu lên
- Lạnh như băng! Trời ơi...
Cô nàng vẫn nói:
- Không còn cách nào khác nữa. Phải nằm đè lên người em thì mới cứu được em thôi. Em chết mất, trời ơi!
Tiếng kêu của nàng như mũi kim xuyên con tim Ngọc, anh không còn tự chủ nữa, nhanh nhẹn leo lên nằm úp thân lên người cô gái.
Và cứ thế...
Lát sau Ngọc có cảm giác là toàn thân cô nàng đã ấm trở lại. Hơi thở cô ta đều hơn. Nhưng phần Ngọc thì từ từ chìm vào giấc ngủ sâu...
Ngọn đèn dầu đã cháy hết tim, từ từ tắt lịm...
Chuyện củaThanh thì bắt đầu từ một buổi trưa. Lúc đó Thanh đang nghỉ chân bên bờ suối sau một buổi sáng lội bộ đi gần khắp cánh rừng tìm cây giống. Không tìm được cây, Thanh quay sang săn bắn, công việc mà gần như ngày nào anh cũng làm. Nhưng thật không may, hôm nay Thanh bắn đến gần hai chục mũi tên mà chẳng làm bị thương một con thỏ. Chán nản Thanh đã ngồi nghỉ, rồi gió mát làm anh thiếp đi lúc nào không hay...
Chợt có tiếng ai rên gần đâu dó khiến Thanh choàng tỉnh. Trước mắt anh là một cô gái người Kinh tuổi chưa đến 20, đang ngã quỵ trên thảm cỏ xanh, máu ở một bên vai cô chảy ướt cả áo.
Chẳng thể nhận thức được là đang tỉnh hay mơ. Thanh lên tiếng:
- Cô bị sao vậy?
Đáp lại câu hỏi của Thanh chỉ là những tiếng rên yếu ớt. Xem chừng cô gái đã quá kiệt sức rồi, nên Thanh bước nhanh tới định đỡ nàng ta lên. Tuy nhiên, khi vừa chạm vàoThanh đã phải kêu lên:
- Cô lạnh quá! chắc là...
Thanh nhanh tay bế xốc cô gái lên định đưa về nhà mình. Nhưng vừa lúc ấy một cơn mưa to ập đến, nên dù không muốn Thanh cũng phải bế cô nàng đi ngược theo dòng suối, nơi anh nhớ rõ có một túp lều bỏ hoang của những thợ đốn gỗ.
Căn lều tuy đã cũ, cũng đã lâu không có người ở, tuy nhiên nó vẫn còn kín đáo, đủ sức che mưa. Đặt cô gái xuống, bấy giờ Thanh mới nhìn kỹ, cô ta đẹp như một cô gái thành thị, cách ăn mặc thì đúng là một người từ thành phố tới. Đã lâu lắm rồi không được nhìn thấy nhan sắc như thế này nên Thanh cứ ngồi nhìn mê mẩn, quên cả việc cứu chữa vết thương cho cô ta.
Mãi đến khi cô gái tỉnh lại, rên mấy tiếng nhỏ thì Thanh mới chợt giật mình, anh chạy ra ngoài tìm nhúm lá cây mà những người dân thiểu số quanh vùng chỉ dẫn dùng để trị thương, đem trở vô tìm cách kéo vai áo ra để đắp thuốc. Nhưng loay hoay mãi mà chẳng làm sao kéo được tay áo quá chật. Đột nhiên Thanh thấy người con gái đưa tay lên cởi nút áo và tuột nhanh cả phần trên, để lộ ra phần vai bị thương. Một vết thương khá sâu. Nhúm lá được đắp vào có hiệu quả tức thì, máu không còn chảy nữa. Lúc này cô gái cũng đã tỉnh lần. Cô lấy một mũi tên còn dính máu, đưa cho Thanh xem:
- Ai đâu mà quá ác độc, bắn em mũi tên này, may mà chưa chết...
Thanh giật mình khi nhận ra đó là mũi tên của mình. Anh lẩm bẩm:
- Lúc nãy mình bắn trúng con thỏ mà?
Cô gái nghe được giương mắt nhìn Thanh:
- Anh đã bắn?
Thanh càng lúng túng hơn:
- Tôi... tôi bắn con thỏ. Bắn trúng nó rõ ràng...
Lại một tiếng rên đau đớn. Cô gái dường như quá đau nên chụp cả hai tay vào người Thanh bóp mạnh. Dù rất đau nhưng Thanh cố chịu dựng và anh hơi yên tâm vì lúc ấy hai bàn tay cô gái đã không còn lạnh buốt như lúc nãy.
- Suýt giết người mà chỉ đắp chút thuốc là xong sao?
Thanh gỡ tay cô nàng ra, nhưng cô ta vẫn cố bấu chặt như cố tình giữ anh lại, lúc này Thanh mới pha trò được một câu:
- Tôi không bỏ đi đâu, đừng lo!
Vòng tay không còn bấu đau nữa mà là ôm nhẹ nhàng, rất dễ chịu. Thanh thầm mong cô ta cứ giữ yên như vậy...
- Anh là người Đà Lạt xuống đây đi săn?
- Không, tôi ngụ ở đây. Ở trang trại đàng kia. Còn cô? Sao lại lạc tới chỗ thâm sơn cùng cốc này?
- Tôi ở Sài Gòn, lên đây đi săn cùng bố tôi sáng nay và bị lạc và bị nạn. Giờ chẳng biết bố tôi ở đâu rồi?
Bấy giờ giữa họ đã có vẻ thân tình hơn, Thanh hỏi:
- Cô tên gì?
- Diệu Anh.
- Tôi là Tanh, anh cả của nhóm ba anh em độc thân ở trang trại này.
Giờ cô gái mới cười. Cô ta bật dậy như chưa hề bị thương và còn cười đùa:
- Tôi chỉ một mình mà đến ba hàng độc thân. Vậy biết chọn ai bỏ ai?
Thanh dang rộng hai vai như khoe thân hình to khỏe của mình:
- Như vầy chắc không đến nỗi tệ?
- Cái đó còn tùy...
Cơn mưa bên ngoài đã dứt. Cô gái có vẻ lo lắng:
- Bây giờ mới gay, chẳng biết làm thế nào để trở về Đà Lạt!
Thanh nhìn mặt trời thấy còn sớm, nên bảo:
- Tôi cũng chỉ mới lên xứ này chưa lâu nên không rành đường rừng núi quanh đây. Vậy cô nên ở lại, chờ vài bữa xem người nhà cô có trở lại tìm hay không. Còn nếu không thì tôi sẽ thuê người Thượng đưa cô đi...
Cô ta le lưỡi rùng vai:
- Ở lại nơi cái chòi này?
- Con chỉ muốn ở một cái chòi nhỏ cũng được miễn là cái thế giới riêng của con, để con sáng tác thơ văn.
Biết đâu con út của mình có năng khiếu văn chương, nên ông Hồng Phát thuận theo, nhờ người dựng cho Ngọc căn nhà sàn rất xinh ở một góc vườn. Thanh thấy vậy cũng đòi:
- Con và Dương ở chung nhưng nhà có hai cửa cái hướng về hai hướng khác nhau, để mạnh ai nấy ra vào, sinh hoạt riêng tư. Con muốn có thì giờ nghiền ngẫm quá khứ để quên nó
- Con sẽ tạo một khu vườn ươm riêng để nghiên cứu các loại giống cây trồng. Vậy ba mua về cho con các loại hạt, đủ loại hết.
Thấy các con đều có ý muốn trụ lại như vậy, ông Hồng Phát thấy yên tấm lòng vô cùng. Ông ra về lòng mừng thầm nghĩ rằng, hy vọng lần này kế hoạch của ông sẽ không thất bại.
Ông trở về Sài Gòn thu xếp công việc. Những dự tính như thu gom tài sản, bán nhà... không ngờ diễn ra nhanh hơn dự tính. Chỉ hai tháng sau là xong. Vợ chồng ông chuyển cả về Cái Răng, Cần Thơ lập nghiệp.
Ba tháng sau ông trở lên Bảo Lộc. Phải mất cả nửa ngày ông mới tới được trang trại. Và việc thấy đủ mặt cả ba cậu con trai làm ông vui sướng khôn tả. Nhất là tất cả họ lại trong trạng thái khỏe mạnh, vui vẻ, yêu đời hơn sự tưởng tượng của ông.
Ngọc mau mồm mau miệng nhất trong ba anh em, đã lên tiếng ngay:
- Ba khỏi lo gì nữa cho tụi con. Anh Dương đã gieo được lúa để có gạo ăn, ảnh còn trồng được nhiều rau, trái mà không đợi giống của ba đem lên. Tất cả đều do có người mang tặng. Còn anh Thanh thì ngày nào cũng đi vào núi để tìm thông giống và săn bắn, đồ ăn thừa, có thể bán nữa! Còn con thì... viết được gần nửa cuốn tiểu thuyết khi nào xong sẽ nhờ ba đem về Sài Gòn in.
Ngạc nhiên về chuyện đó, ông thử hỏi:
- Không đứa nào muốn bỏ về Sài Gòn sao?
Cả ba đều dứt khoát:
- Tụi con sẽ ở luôn nơi đây. Mà không chừng... cưới vợ sinh con nữa!
Nghe như chuyện cổ tích, ông Hồng Phát cười ngất tỏ vẻ không tin. Thanh xác nhận y như thật:
- Tụi con sẽ cưới vợ ở đây!
Ở lại trang trại ba ngày, ông Hồng Phát âm thầm tìm hiểu xem có phải ba đứa con mình đã tìm gặp các cô gái trong vùng núi này và kết họ? Nhưng ông chỉ mất công vô ích. Vùng vực sâu hẻo lánh này chỉ những người Thượng bản khai sinh sống, còn cô gái trẻ thì cô nào cũng mình trần, da mốc thâm sì và hầu như không bao giờ chịu tới gần người Kinh. Dứt khoát họ không phải là đối tượng của ba đứa con ông.
Cuối cùng ông cũng tìm ra một kết luận cho riêng mình: các con ông đã thích nghi với công việc và đã thật sự hồi tâm biết suy nghĩ, biết lo tu thân...
Khi ra về ông vui lắm...
Nhưng chắc chắn có một điều mà người cha tội nghiệp kia không bao giờ biết: Đó là cả ba đều đã thật sự có... người tình!
Bắt đầu chuyện của Ngọc, cậu út mê văn chương, tâm hồn lãng mạn...
Hôm đó vào giữa tháng, trăng tròn và sáng vằng vặc soi khắp khu thung lũng, đẹp như một bức tranh thủy mặc. Ngồi từ trong phòng trên nhà sàn nhìn ra, Ngọc bất giác buột miệng ngâm mấy câu thơ tình.
Chợt có người cất ngang dòng thi hứng của anh:
- Đúng là thi sĩ đa tình!
Giật mnh, Ngọc quay lại nhìn và vô cùng sửng sốt khi thấy đứng giữa phòng riêng của mình là một cô gái mặc bộ quần áo lụa màu hồng đẹp như tiên nga!
- Cô... cô là...?
Thấy Ngọc lúng túng, cô gái tiến lại gần hơn và nhoẻn miệng cười đến đất trời cũng nghiêng ngả đắm say:
- Khách vào nhà mà chẳng mời ngồi sao?
Bấy giờ Ngọc mới ấp úng:
- Cô làm sao cô... vô phòng được, khi cửa phòng tôi đã cài then?
Quả nhiên cửa ra vào vẫn còn cài then bên trong. Cô gái lại giữ nguyên nụ cười:
- Chỉ vì như vậy mà tôi không được cho phép ngồi phải không?
Ngọc đành phải đứng lên nhường chiếc ghế duy nhất cho cô nàng ngồi, nhưng cô gái đã chủ động ngồi ngay lên giường ngủ vừa nũng nịu nói:
- Mệt muốn đứt hơi, lại bị lạnh nữa, phải chi được phép nằm nghỉ một lát có lẽ thích lắm đây.
Vừa nói cô nàng vừa ngả ra nằm tỉnh bơ như người quen thân. Ngọc càng khó xử hơn:
- Cô... cô là... cô là...
Cô gái mắt nhắm nghiền, giọng buồn ngủ thật sự:
- Người ta bị lạnh cả đêm, có thể là bị cảm lạnh rồi cũng nên...
Rồi cô ta thả hồn vào giấc điệp. Ngọc chẳng có cách nào khác, đành ngồi đó nhìn vị khách không mời. Lúc này anh chàng càng thẫn thờ, xao xuyến mãnh liệt hơn trước sắc đẹp phi thường của cô gái đang ngủ. Tưởng chừng như đây không phải là thực tế, mà là một giấc mơ nào đó... cho đến khi cô nàng lên tiếng mà mắt vẫn nhắm nghiền:
- Người ta sắp chết rồi sao nhẫn tâm không cứu vậy
Như có sự thúc giục vô hình nào đó, Ngọc bước tới đưa tay sờ lên trán cô gái và định đi tìm thuốc cảm. Chợt cô gái đưa tay nắm chặt lấy tay Ngọc, giục giã
- Hã cạo gió giúp đi. Nhanh lên
Ngọc nghe theo như cái máy. Anh hơi gượng khi kéo áo cô gái lên để thoa dầu, nhưng cô gái không e thẹn gì, còn rướn người lên để cho Ngọc dễ kéo áo lên. Phần da thịt cô ta hiện ra trước mắt trắng muốt, làm cho Ngọc như hoa mắt, mặt nóng ran, trống ngực đánh liên hồi...
Cạo xong phần lưng, tự động cô gái xoay lại phần ngực. Thấy Ngọc còn đang do dự, cô nàng giọng yếu ớt giục:
- Cạo luôn ngực nữa mới đỡ.
Ngọc làm theo và gần như lúc đó những ngón tay anh không còn do mình tự điều khiển nữa. Cứ nhìn vào bộ ngực phập phồng lên xuống hai mắt Ngọc úc mờ, lúc tỏ hơi thở cũng phập phồng theo.
Đến một lúc tự dưng cô gái kêu lên:
- Em lạnh quá, lạnh đến chết mất!
Ngọc bừng tỉnh, đưa tay sờ vào da thịt cô nàng thì bất giác kêu lên
- Lạnh như băng! Trời ơi...
Cô nàng vẫn nói:
- Không còn cách nào khác nữa. Phải nằm đè lên người em thì mới cứu được em thôi. Em chết mất, trời ơi!
Tiếng kêu của nàng như mũi kim xuyên con tim Ngọc, anh không còn tự chủ nữa, nhanh nhẹn leo lên nằm úp thân lên người cô gái.
Và cứ thế...
Lát sau Ngọc có cảm giác là toàn thân cô nàng đã ấm trở lại. Hơi thở cô ta đều hơn. Nhưng phần Ngọc thì từ từ chìm vào giấc ngủ sâu...
Ngọn đèn dầu đã cháy hết tim, từ từ tắt lịm...
Chuyện củaThanh thì bắt đầu từ một buổi trưa. Lúc đó Thanh đang nghỉ chân bên bờ suối sau một buổi sáng lội bộ đi gần khắp cánh rừng tìm cây giống. Không tìm được cây, Thanh quay sang săn bắn, công việc mà gần như ngày nào anh cũng làm. Nhưng thật không may, hôm nay Thanh bắn đến gần hai chục mũi tên mà chẳng làm bị thương một con thỏ. Chán nản Thanh đã ngồi nghỉ, rồi gió mát làm anh thiếp đi lúc nào không hay...
Chợt có tiếng ai rên gần đâu dó khiến Thanh choàng tỉnh. Trước mắt anh là một cô gái người Kinh tuổi chưa đến 20, đang ngã quỵ trên thảm cỏ xanh, máu ở một bên vai cô chảy ướt cả áo.
Chẳng thể nhận thức được là đang tỉnh hay mơ. Thanh lên tiếng:
- Cô bị sao vậy?
Đáp lại câu hỏi của Thanh chỉ là những tiếng rên yếu ớt. Xem chừng cô gái đã quá kiệt sức rồi, nên Thanh bước nhanh tới định đỡ nàng ta lên. Tuy nhiên, khi vừa chạm vàoThanh đã phải kêu lên:
- Cô lạnh quá! chắc là...
Thanh nhanh tay bế xốc cô gái lên định đưa về nhà mình. Nhưng vừa lúc ấy một cơn mưa to ập đến, nên dù không muốn Thanh cũng phải bế cô nàng đi ngược theo dòng suối, nơi anh nhớ rõ có một túp lều bỏ hoang của những thợ đốn gỗ.
Căn lều tuy đã cũ, cũng đã lâu không có người ở, tuy nhiên nó vẫn còn kín đáo, đủ sức che mưa. Đặt cô gái xuống, bấy giờ Thanh mới nhìn kỹ, cô ta đẹp như một cô gái thành thị, cách ăn mặc thì đúng là một người từ thành phố tới. Đã lâu lắm rồi không được nhìn thấy nhan sắc như thế này nên Thanh cứ ngồi nhìn mê mẩn, quên cả việc cứu chữa vết thương cho cô ta.
Mãi đến khi cô gái tỉnh lại, rên mấy tiếng nhỏ thì Thanh mới chợt giật mình, anh chạy ra ngoài tìm nhúm lá cây mà những người dân thiểu số quanh vùng chỉ dẫn dùng để trị thương, đem trở vô tìm cách kéo vai áo ra để đắp thuốc. Nhưng loay hoay mãi mà chẳng làm sao kéo được tay áo quá chật. Đột nhiên Thanh thấy người con gái đưa tay lên cởi nút áo và tuột nhanh cả phần trên, để lộ ra phần vai bị thương. Một vết thương khá sâu. Nhúm lá được đắp vào có hiệu quả tức thì, máu không còn chảy nữa. Lúc này cô gái cũng đã tỉnh lần. Cô lấy một mũi tên còn dính máu, đưa cho Thanh xem:
- Ai đâu mà quá ác độc, bắn em mũi tên này, may mà chưa chết...
Thanh giật mình khi nhận ra đó là mũi tên của mình. Anh lẩm bẩm:
- Lúc nãy mình bắn trúng con thỏ mà?
Cô gái nghe được giương mắt nhìn Thanh:
- Anh đã bắn?
Thanh càng lúng túng hơn:
- Tôi... tôi bắn con thỏ. Bắn trúng nó rõ ràng...
Lại một tiếng rên đau đớn. Cô gái dường như quá đau nên chụp cả hai tay vào người Thanh bóp mạnh. Dù rất đau nhưng Thanh cố chịu dựng và anh hơi yên tâm vì lúc ấy hai bàn tay cô gái đã không còn lạnh buốt như lúc nãy.
- Suýt giết người mà chỉ đắp chút thuốc là xong sao?
Thanh gỡ tay cô nàng ra, nhưng cô ta vẫn cố bấu chặt như cố tình giữ anh lại, lúc này Thanh mới pha trò được một câu:
- Tôi không bỏ đi đâu, đừng lo!
Vòng tay không còn bấu đau nữa mà là ôm nhẹ nhàng, rất dễ chịu. Thanh thầm mong cô ta cứ giữ yên như vậy...
- Anh là người Đà Lạt xuống đây đi săn?
- Không, tôi ngụ ở đây. Ở trang trại đàng kia. Còn cô? Sao lại lạc tới chỗ thâm sơn cùng cốc này?
- Tôi ở Sài Gòn, lên đây đi săn cùng bố tôi sáng nay và bị lạc và bị nạn. Giờ chẳng biết bố tôi ở đâu rồi?
Bấy giờ giữa họ đã có vẻ thân tình hơn, Thanh hỏi:
- Cô tên gì?
- Diệu Anh.
- Tôi là Tanh, anh cả của nhóm ba anh em độc thân ở trang trại này.
Giờ cô gái mới cười. Cô ta bật dậy như chưa hề bị thương và còn cười đùa:
- Tôi chỉ một mình mà đến ba hàng độc thân. Vậy biết chọn ai bỏ ai?
Thanh dang rộng hai vai như khoe thân hình to khỏe của mình:
- Như vầy chắc không đến nỗi tệ?
- Cái đó còn tùy...
Cơn mưa bên ngoài đã dứt. Cô gái có vẻ lo lắng:
- Bây giờ mới gay, chẳng biết làm thế nào để trở về Đà Lạt!
Thanh nhìn mặt trời thấy còn sớm, nên bảo:
- Tôi cũng chỉ mới lên xứ này chưa lâu nên không rành đường rừng núi quanh đây. Vậy cô nên ở lại, chờ vài bữa xem người nhà cô có trở lại tìm hay không. Còn nếu không thì tôi sẽ thuê người Thượng đưa cô đi...
Cô ta le lưỡi rùng vai:
- Ở lại nơi cái chòi này?
saving score / loading statistics ...