Text Practice Mode
Ba nốt ruồi trên xác người yêu - Phần 7
created Oct 1st, 23:37 by Diuna
0
2091 words
0 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Ông bá hộ Tụng bảo dừng xe lại ở rãnh đất phía mặt trời lặn, vừa đưa tay chỉ cho mấy người đi theo:
- Đo từ chỗ này vào tận rặng tre bên trong đó, coi có đúng ba trăm công không. Đo đúng thì cắm mốc, có bao nhiêu nhà cửa, mồ mả chôn trên đó cũng đếm cho kỹ rồi báo ngay cho tao.
Cậu con trai cả tên gọi Hai Thạnh đứng bên cạnh nãy giờ bỗng lên tiếng:
- Mồ mả thì cần gì đếm, bởi bao nhiêu cái cũng kệ họ, mình cứ cho san bằng theo ý mình thôi! Bộ ba muốn đếm mả để bồi thường tiền di dời cho người ta hả?
Ông bá hộ Tụng gật đầu:
- Mồ mả là thứ linh thiêng, bảo họ dời đi khi bán đất cho mình là chuyện đương nhiên, nhưng xem ra dân đây quá nghèo thì họ lấy tiền đâu mà di dời mồ mả, mình phải hỗ trợ cho họ phần nào.
Hai Thạnh mạnh miệng:
- Theo con thì không hỗ trợ. Đất mình mua có hợp đồng, trong đó có ghi rõ phần giải tỏa nhà, di dời mồ mả là của chủ bán. Vả lại theo con thấy thì xóm này đâu phải toàn ghèo. Nghèo sao có ngôi nhà ngói to đùng kia kìa!
Một người đi theo đoàn vội nói:
- Nhà đó tuy là nhà ngói, nhưng theo tôi biết thì qua trận dịch tả cách đây gần năm năm, đã giết sạch người trong nhà đó cùng bà con cả xóm, nên ngôi nhà từ ấy bỏ hoang. Xóm này đâu còn mấy người.
Hai Thạnh reo lên:
- Như vậy còn tiện hơn nữa! Ta cứ xúc tiến việc san ủi đất thôi. Toàn mồ mả hoang cả, đâu cần bồi thường hay di dời chi cho mất công!
Ông bá hộ Tụng tuy không hài lòng cách tính của con trai, nhưng ông chỉ nhẹ lắc đầu rồi bỏ đi về hướng khác. Hôm nay ông và con ông tới đây đo đạc khu đất vừa rồi, ngoài ra còn vài khu nữa trong kế hoạch mở rộng điền sản và khuếch trương kinh doanh. Ông chỉ tay về phía khu đất bên này, bảo:
- Phía này là ruộng trống, hay là ta lấy bên này để lập chợ, đỡ phải giải tỏa hơn.
Hai Thạnh nói liền:
- Bên kia tuy vướng nhà cửa, mồ mả nhiều nhưng thuận lợi cho việc lập chợ hơn, lại gần sông. Ba không nhớ là xưa nay chợ của xứ mình đều xây dựng sát bờ sông sao. Nó thuận tiện cho giao thông, cung cấp hàng hóa. Ngoài ra nó còn hợp địa lý nữa. Con đã cho mời một thầy địa lý tài giỏi, vừa từ Hồng Kông sang, về đây giúp mình lập hướng xây chợ. Không chừng lát nữa lão ta cũng tới đây!
Ông bá hộ cũng không bàn thêm, bởi tính ông xưa nay vậy, ít nói và cái tâm khác đứa con trai. Vả lại, công việc mở rộng kinh doanh lần này là ông làm cho con, chuẩn bị cho Hai Thạnh kế nghiệp mình sau khi anh ta học xong bằng Thành chung ở Sài Gòn về.
Ra một quán nước ven bờ ngồi uống cà phê, đợi đám công nhân đo đạc trở lại, Hai Thạnh nói huyên thuyên:
- Mai mốt nơi này sẽ mọc lên một ngôi chợ bề thế với nhà lồng chợ rộng, chứa đến vài trăm sạp hàng, hai bên là hai dãy phố lầu thuộc loại sang nhất xứ mình! Ba để con làm cho ba coi, không ăn được chợ Ô Môn con không là con ba!
Vừa khi đó, có một chiếc xe thổ mộ ngừng lại, Hai Thạnh reo lên:
- Ông thầy địa lý tới kìa!
Một ông thầy Tàu mặc bộ đồ lụa nút thắt quen thuộc bước tới xá chào mọi người rồi quay sang Hai Thạnh nói liền bằng tiếng Việt khá rành:
- Cuộc đất này đẹp lắm, nhất là phía đất bên tay trái. Tuy nhiên âm khí nơi đấy quá nặng nề, e rằng...
Hai Thạnh lớn tiếng:
- Tôi biết thế nào thầy cũng nói vậy, biết thế tôi đã có kế hoạch rồi.
Anh ta chỉ tay về phía cuộc đất:
- Có một số mồ mả, nhà cửa bỏ hoang trên đất, nhưng không sao, tôi sẽ cho ủi thành bình địa trong một vài ngày!
Quan sát một lượt bằng mắt lão thầy địa lý gục gặt đầu:
- Nếu thế thì được...
Vừa khi ấy đám chuyên viên đo đạc trở về. Một người báo cáo công việc:
- Chúng tôi đo rồi, đúng là ba trăm công. Có hai chục ngôi nhà nát, một nhà ngói bị bỏ hoang, 91 ngôi mộ lớn nhỏ và một ngôi miếu.
Lời anh ta vừa dứt thì ông thầy địa lý nói liền:
- Rắc rối là cái miếu đó!
Ông bá hộ cũng quan tâm:
- Đụng cái gì thì được, chớ chùa miếu là không xong rồi, phải giữ lại thôi!
Nhưng Hai Thạnh vẫn lớn tiếng:
- Nhằm nhò gì mấy cái miếu hoang đó ba! Cùng lắm mình sẽ cúng kiến tử tế trước khi dỡ nó đi chớ gì!
Chợt nhớ nãy giờ mình quên giới hiệu ông thầy địa lý với cha, Hai Thạnh nói:
- Đây là thầy Gia Lợi một thầy địa lý kiêm tướng số hàng đầu ở Hồng Kông. Con rước về đây để đặc biệt lo cho cuộc đất mới của mình!
Ông bá hộ chào chào lấy lệ, bởi ông vốn không thích mấy ông thầy tướng số kể cả thầy gọi là địa lý loại này. Thấy cha như vậy nên Hai Thạnh kéo tay ông thầy đi:
- Thầy đi với tôi vào xem tận mắt cuộc dất. Nhất là xem cái miếu hoang đó.
Ông bá hộ vội nói:
- Tao không cho đụng tới chùa miếu nghe chưa! Mày có làm gì thì làm, riêng cái miếu đó thì phải để nguyên, cần thì trùng tu thêm.
Hai Thạnh vừa đi vừa nói với lại:
- Tôi biết rồi mà!
Cùng ông thầy Gia Lợi đi sâu vào khu đất, tiến gần sát ngôi nhà ngói bỏ hoang, Hai Thạnh nói:
- Nhà lớn thế này mà lại bỏ phế, đúng là con người ta chết là hết đâu có đem theo được gì. Bởi vậy tôi nói với ông già, còn sống thì cứ hưởng, để mai mốt như chủ ngôi nhà này...
Ông thầy xem kỹ ngôi nhà rồi lắc đầu:
- Người xây ngôi nhà này không coi địa lý. Ai lại xây nhà mà cửa chính lại hướng thẳng về ngôi miếu kia! Chính cái miếu đã ám, khiến chủ nhân nhà này nếu không chết bất đắc kỳ tử thì cũng làm ăn suy sụp, nhà luôn có tai họa.
Hai Thạnh phục quá, reo lên:
- Mới nhìn qua mà thầy đã biết hết mọi chuyện! Bây giờ nếu muốn hóa giải ngôi nhà này thì ta cứ dỡ bỏ ngôi miếu chớ gì?
Ông thầy lắc đầu:
- Không phải. Cái phải dỡ bỏ đi chính là ngôi nhà! Miếu xây thì dễ, nhưng dỡ bỏ lại khó vô cùng. Ba cậu nói đúng, ngôi miếu này không dỡ bỏ được!
Hai Thạnh bực bội:
- Vì một ngôi miếu hoang mà phải phá nguyên căn nhà, vô lý vậy! Thí dụ như nhà mình đang ở mà bị ngôi miếu kế bên chiếu vào, mình không làm cách nào hóa giải nó sao?
- Có cách nhưng không phải dỡ bỏ miếu. Miếu là nơi thờ người cõi âm, thánh thần, mình người trần mắt thịt làm sao tự tiện dỡ bỏ được.
- Vậy cách nào?
- Cậu tính xây ngôi chợ tại khu đất này?
- Đúng vậy! Ngôi chợ khang trang kèm hai dãy phố hai bên.
- Đất này còn rộng, hay là cậu dời địa điểm về phía kia một quãng.
Hai Thạnh xua tay, lắc đầu:
- Nhất định không. Tôi nghĩ cái miếu này chẳng qua là miếu nhỏ, do ai đó dị đoan xây nên, rồi lâu nay bỏ hoang chẳng ai thờ cúng thì thật sự nó có còn linh thiêng gì nữa không? Nó chỉ như...
Ông thầy ngăn Thạnh lại:
- Cậu ăn nói coi chừng. Cái gì chứ đụng tới cõi âm thì không đơn giản đâu.
Ông ta ra tận ngôi miếu, rêu phong cỏ mọc phủ gần hết mái miếu, nhìn ngắm một hồi, rồi trở vào nói:
- Ngôi miếu này lập nên để thờ oan hồn, nhưng lâu nay không ai cúng kiến, tuy nhiên, chẳng hiểu sao âm khí còn nặng nề lắm. Tôi e...
Hai Thạnh rất cực đoan:
- Ông nói e này e nọ nãy giờ mấy lần rồi, vậy ông có còn là thầy tướng số nữa không? Thầy sợ mấy hồn ma à?
Bị chê, lão ta hơi phật ý, nhưng vẫn giữ vẻ điềm nhiên:
- Chuyện cũng phải từ từ tính. Bây giờ ý cậu muốn gì?
Thạnh đáp dứt khoát:
- Muốn thầy triệt hạ ngôi miếu đó ngay!
Ông thầy trầm ngâm một lúc, rồi đột ngột bước đi, không nói tiếng nào. Thạnh phải gọi theo:
- Thầy! Thầy sao vậy?
Nhưng ông ta không trả lời, cũng không quay lại, đi một nước ra lộ cái, đón xe thổ mộ đi luôn.
Hai Thạnh bực dọc, nói trổng:
- Được rồi, để coi thằng này làm có được không!
Hai Thạnh bàn với mấy tay bặm trợn trong một quán nhậu ngoại ô:
- Tụi bay dám làm chuyện đó không?
Tên Tám Bò ực xong ly rượu, nói to:
Nhằm nhò gì ba cái miếu hoang đó! Được rồi, miễn là thầy Hai chi cho tụi này kha khá một chút, nhậu cho đã đời một chút là xong ngay!
Móc ngay ra hai tờ giấy bạc. Hai Thạnh đặt xuống bàn:
- Đây chỉ là tiền bôi trơn thôi, làm xong tụi bay sẽ có gấp mười lần nữa!
Nhìn thấy rõ hai tờ tiền mệnh giá lớn, cả bọn bốn người đều đồng thanh:
- Hoan hô thầy Hai chơi sộp! Tụi này làm liền tối nay cho thầy coi!
Thạnh bàn cụ thể:
- Cái miếu đó nhỏ, nhưng xây bằng gạch, tụi bay phá nhưng không được đập, mà làm cách nào đó kéo cho nó đổ. Có cách nào không?
- Ờ, thì...
Tám Bò vỗ đùi:
- Được rồi, để tôi đem hai con trâu tới, cột dây xích rồi cho nó kéo mạnh thì cái gì mà không đổ!
- Nghe được đó. Vậy thì uống hết đi rồi chuẩn bị. Tao sẽ ra lộ ngồi trên xe chờ, một giờ sau tụi bay làm xong ra báo cáo kết quả!
Tám Bò quay sang mấy tên đàn em:
- "Dô" hết rồi đi tụi bay!
Bọn chúng rầm rộ kéo nhau đi, Hai Thạnh cũng bước theo nhưng về hướng khác. Vừa đi hắn vừa làu bàu:
- Có gì đâu mà ngại với ngùng! Hai Thạnh này đã muốn là làm mà.
Trong khi đó, khoảng nửa giờ sau thì nhóm của Tám Bò đã có mặt tại hiện trường. Bọn chúng gồm sáu đứa, thêm hai con trâu cộ. Sau khi quan sát kỹ, Tám Bò hạ lệnh:
- Cột dây thừng vào cổ trâu, đầu kia thì choàng qua hết cái miếu nhỏ, hễ tao hô kéo thì thằng Hai Hùm ra roi mạnh cho hai con trâu chạy tới. Cái miếu nhỏ này ta nghĩ giật một cái là sập ngay thôi!
Mấy tên đàn em làm y theo lời, chúng còn phụ đẩy chiếc cộ trâu tới. Sau tiếng hô "kéo", chúng đồng loạt hô theo:
- Kéo.
Một tiếng rống thật to, bỗng nhiên hai con trâu kêu lên rồi ngã bật ra, khiến chiếc cộ trâu ngã lăn theo, mấy tên đẩy hai bên và tên Hai Hùm ngồi trên cộ đều bị bắn tung lên trời. Đứng ngoài nhìn thấy hết, Tám Bò hốt hoảng:
- Sao vậy?
Hắn chạy tới thì trố mắt kinh ngạc khi nhìn thấy cả hai con trâu đều ngoẹo đầu sang bên, miệng trào máu:
- Trời ơi!
- Đo từ chỗ này vào tận rặng tre bên trong đó, coi có đúng ba trăm công không. Đo đúng thì cắm mốc, có bao nhiêu nhà cửa, mồ mả chôn trên đó cũng đếm cho kỹ rồi báo ngay cho tao.
Cậu con trai cả tên gọi Hai Thạnh đứng bên cạnh nãy giờ bỗng lên tiếng:
- Mồ mả thì cần gì đếm, bởi bao nhiêu cái cũng kệ họ, mình cứ cho san bằng theo ý mình thôi! Bộ ba muốn đếm mả để bồi thường tiền di dời cho người ta hả?
Ông bá hộ Tụng gật đầu:
- Mồ mả là thứ linh thiêng, bảo họ dời đi khi bán đất cho mình là chuyện đương nhiên, nhưng xem ra dân đây quá nghèo thì họ lấy tiền đâu mà di dời mồ mả, mình phải hỗ trợ cho họ phần nào.
Hai Thạnh mạnh miệng:
- Theo con thì không hỗ trợ. Đất mình mua có hợp đồng, trong đó có ghi rõ phần giải tỏa nhà, di dời mồ mả là của chủ bán. Vả lại theo con thấy thì xóm này đâu phải toàn ghèo. Nghèo sao có ngôi nhà ngói to đùng kia kìa!
Một người đi theo đoàn vội nói:
- Nhà đó tuy là nhà ngói, nhưng theo tôi biết thì qua trận dịch tả cách đây gần năm năm, đã giết sạch người trong nhà đó cùng bà con cả xóm, nên ngôi nhà từ ấy bỏ hoang. Xóm này đâu còn mấy người.
Hai Thạnh reo lên:
- Như vậy còn tiện hơn nữa! Ta cứ xúc tiến việc san ủi đất thôi. Toàn mồ mả hoang cả, đâu cần bồi thường hay di dời chi cho mất công!
Ông bá hộ Tụng tuy không hài lòng cách tính của con trai, nhưng ông chỉ nhẹ lắc đầu rồi bỏ đi về hướng khác. Hôm nay ông và con ông tới đây đo đạc khu đất vừa rồi, ngoài ra còn vài khu nữa trong kế hoạch mở rộng điền sản và khuếch trương kinh doanh. Ông chỉ tay về phía khu đất bên này, bảo:
- Phía này là ruộng trống, hay là ta lấy bên này để lập chợ, đỡ phải giải tỏa hơn.
Hai Thạnh nói liền:
- Bên kia tuy vướng nhà cửa, mồ mả nhiều nhưng thuận lợi cho việc lập chợ hơn, lại gần sông. Ba không nhớ là xưa nay chợ của xứ mình đều xây dựng sát bờ sông sao. Nó thuận tiện cho giao thông, cung cấp hàng hóa. Ngoài ra nó còn hợp địa lý nữa. Con đã cho mời một thầy địa lý tài giỏi, vừa từ Hồng Kông sang, về đây giúp mình lập hướng xây chợ. Không chừng lát nữa lão ta cũng tới đây!
Ông bá hộ cũng không bàn thêm, bởi tính ông xưa nay vậy, ít nói và cái tâm khác đứa con trai. Vả lại, công việc mở rộng kinh doanh lần này là ông làm cho con, chuẩn bị cho Hai Thạnh kế nghiệp mình sau khi anh ta học xong bằng Thành chung ở Sài Gòn về.
Ra một quán nước ven bờ ngồi uống cà phê, đợi đám công nhân đo đạc trở lại, Hai Thạnh nói huyên thuyên:
- Mai mốt nơi này sẽ mọc lên một ngôi chợ bề thế với nhà lồng chợ rộng, chứa đến vài trăm sạp hàng, hai bên là hai dãy phố lầu thuộc loại sang nhất xứ mình! Ba để con làm cho ba coi, không ăn được chợ Ô Môn con không là con ba!
Vừa khi đó, có một chiếc xe thổ mộ ngừng lại, Hai Thạnh reo lên:
- Ông thầy địa lý tới kìa!
Một ông thầy Tàu mặc bộ đồ lụa nút thắt quen thuộc bước tới xá chào mọi người rồi quay sang Hai Thạnh nói liền bằng tiếng Việt khá rành:
- Cuộc đất này đẹp lắm, nhất là phía đất bên tay trái. Tuy nhiên âm khí nơi đấy quá nặng nề, e rằng...
Hai Thạnh lớn tiếng:
- Tôi biết thế nào thầy cũng nói vậy, biết thế tôi đã có kế hoạch rồi.
Anh ta chỉ tay về phía cuộc đất:
- Có một số mồ mả, nhà cửa bỏ hoang trên đất, nhưng không sao, tôi sẽ cho ủi thành bình địa trong một vài ngày!
Quan sát một lượt bằng mắt lão thầy địa lý gục gặt đầu:
- Nếu thế thì được...
Vừa khi ấy đám chuyên viên đo đạc trở về. Một người báo cáo công việc:
- Chúng tôi đo rồi, đúng là ba trăm công. Có hai chục ngôi nhà nát, một nhà ngói bị bỏ hoang, 91 ngôi mộ lớn nhỏ và một ngôi miếu.
Lời anh ta vừa dứt thì ông thầy địa lý nói liền:
- Rắc rối là cái miếu đó!
Ông bá hộ cũng quan tâm:
- Đụng cái gì thì được, chớ chùa miếu là không xong rồi, phải giữ lại thôi!
Nhưng Hai Thạnh vẫn lớn tiếng:
- Nhằm nhò gì mấy cái miếu hoang đó ba! Cùng lắm mình sẽ cúng kiến tử tế trước khi dỡ nó đi chớ gì!
Chợt nhớ nãy giờ mình quên giới hiệu ông thầy địa lý với cha, Hai Thạnh nói:
- Đây là thầy Gia Lợi một thầy địa lý kiêm tướng số hàng đầu ở Hồng Kông. Con rước về đây để đặc biệt lo cho cuộc đất mới của mình!
Ông bá hộ chào chào lấy lệ, bởi ông vốn không thích mấy ông thầy tướng số kể cả thầy gọi là địa lý loại này. Thấy cha như vậy nên Hai Thạnh kéo tay ông thầy đi:
- Thầy đi với tôi vào xem tận mắt cuộc dất. Nhất là xem cái miếu hoang đó.
Ông bá hộ vội nói:
- Tao không cho đụng tới chùa miếu nghe chưa! Mày có làm gì thì làm, riêng cái miếu đó thì phải để nguyên, cần thì trùng tu thêm.
Hai Thạnh vừa đi vừa nói với lại:
- Tôi biết rồi mà!
Cùng ông thầy Gia Lợi đi sâu vào khu đất, tiến gần sát ngôi nhà ngói bỏ hoang, Hai Thạnh nói:
- Nhà lớn thế này mà lại bỏ phế, đúng là con người ta chết là hết đâu có đem theo được gì. Bởi vậy tôi nói với ông già, còn sống thì cứ hưởng, để mai mốt như chủ ngôi nhà này...
Ông thầy xem kỹ ngôi nhà rồi lắc đầu:
- Người xây ngôi nhà này không coi địa lý. Ai lại xây nhà mà cửa chính lại hướng thẳng về ngôi miếu kia! Chính cái miếu đã ám, khiến chủ nhân nhà này nếu không chết bất đắc kỳ tử thì cũng làm ăn suy sụp, nhà luôn có tai họa.
Hai Thạnh phục quá, reo lên:
- Mới nhìn qua mà thầy đã biết hết mọi chuyện! Bây giờ nếu muốn hóa giải ngôi nhà này thì ta cứ dỡ bỏ ngôi miếu chớ gì?
Ông thầy lắc đầu:
- Không phải. Cái phải dỡ bỏ đi chính là ngôi nhà! Miếu xây thì dễ, nhưng dỡ bỏ lại khó vô cùng. Ba cậu nói đúng, ngôi miếu này không dỡ bỏ được!
Hai Thạnh bực bội:
- Vì một ngôi miếu hoang mà phải phá nguyên căn nhà, vô lý vậy! Thí dụ như nhà mình đang ở mà bị ngôi miếu kế bên chiếu vào, mình không làm cách nào hóa giải nó sao?
- Có cách nhưng không phải dỡ bỏ miếu. Miếu là nơi thờ người cõi âm, thánh thần, mình người trần mắt thịt làm sao tự tiện dỡ bỏ được.
- Vậy cách nào?
- Cậu tính xây ngôi chợ tại khu đất này?
- Đúng vậy! Ngôi chợ khang trang kèm hai dãy phố hai bên.
- Đất này còn rộng, hay là cậu dời địa điểm về phía kia một quãng.
Hai Thạnh xua tay, lắc đầu:
- Nhất định không. Tôi nghĩ cái miếu này chẳng qua là miếu nhỏ, do ai đó dị đoan xây nên, rồi lâu nay bỏ hoang chẳng ai thờ cúng thì thật sự nó có còn linh thiêng gì nữa không? Nó chỉ như...
Ông thầy ngăn Thạnh lại:
- Cậu ăn nói coi chừng. Cái gì chứ đụng tới cõi âm thì không đơn giản đâu.
Ông ta ra tận ngôi miếu, rêu phong cỏ mọc phủ gần hết mái miếu, nhìn ngắm một hồi, rồi trở vào nói:
- Ngôi miếu này lập nên để thờ oan hồn, nhưng lâu nay không ai cúng kiến, tuy nhiên, chẳng hiểu sao âm khí còn nặng nề lắm. Tôi e...
Hai Thạnh rất cực đoan:
- Ông nói e này e nọ nãy giờ mấy lần rồi, vậy ông có còn là thầy tướng số nữa không? Thầy sợ mấy hồn ma à?
Bị chê, lão ta hơi phật ý, nhưng vẫn giữ vẻ điềm nhiên:
- Chuyện cũng phải từ từ tính. Bây giờ ý cậu muốn gì?
Thạnh đáp dứt khoát:
- Muốn thầy triệt hạ ngôi miếu đó ngay!
Ông thầy trầm ngâm một lúc, rồi đột ngột bước đi, không nói tiếng nào. Thạnh phải gọi theo:
- Thầy! Thầy sao vậy?
Nhưng ông ta không trả lời, cũng không quay lại, đi một nước ra lộ cái, đón xe thổ mộ đi luôn.
Hai Thạnh bực dọc, nói trổng:
- Được rồi, để coi thằng này làm có được không!
Hai Thạnh bàn với mấy tay bặm trợn trong một quán nhậu ngoại ô:
- Tụi bay dám làm chuyện đó không?
Tên Tám Bò ực xong ly rượu, nói to:
Nhằm nhò gì ba cái miếu hoang đó! Được rồi, miễn là thầy Hai chi cho tụi này kha khá một chút, nhậu cho đã đời một chút là xong ngay!
Móc ngay ra hai tờ giấy bạc. Hai Thạnh đặt xuống bàn:
- Đây chỉ là tiền bôi trơn thôi, làm xong tụi bay sẽ có gấp mười lần nữa!
Nhìn thấy rõ hai tờ tiền mệnh giá lớn, cả bọn bốn người đều đồng thanh:
- Hoan hô thầy Hai chơi sộp! Tụi này làm liền tối nay cho thầy coi!
Thạnh bàn cụ thể:
- Cái miếu đó nhỏ, nhưng xây bằng gạch, tụi bay phá nhưng không được đập, mà làm cách nào đó kéo cho nó đổ. Có cách nào không?
- Ờ, thì...
Tám Bò vỗ đùi:
- Được rồi, để tôi đem hai con trâu tới, cột dây xích rồi cho nó kéo mạnh thì cái gì mà không đổ!
- Nghe được đó. Vậy thì uống hết đi rồi chuẩn bị. Tao sẽ ra lộ ngồi trên xe chờ, một giờ sau tụi bay làm xong ra báo cáo kết quả!
Tám Bò quay sang mấy tên đàn em:
- "Dô" hết rồi đi tụi bay!
Bọn chúng rầm rộ kéo nhau đi, Hai Thạnh cũng bước theo nhưng về hướng khác. Vừa đi hắn vừa làu bàu:
- Có gì đâu mà ngại với ngùng! Hai Thạnh này đã muốn là làm mà.
Trong khi đó, khoảng nửa giờ sau thì nhóm của Tám Bò đã có mặt tại hiện trường. Bọn chúng gồm sáu đứa, thêm hai con trâu cộ. Sau khi quan sát kỹ, Tám Bò hạ lệnh:
- Cột dây thừng vào cổ trâu, đầu kia thì choàng qua hết cái miếu nhỏ, hễ tao hô kéo thì thằng Hai Hùm ra roi mạnh cho hai con trâu chạy tới. Cái miếu nhỏ này ta nghĩ giật một cái là sập ngay thôi!
Mấy tên đàn em làm y theo lời, chúng còn phụ đẩy chiếc cộ trâu tới. Sau tiếng hô "kéo", chúng đồng loạt hô theo:
- Kéo.
Một tiếng rống thật to, bỗng nhiên hai con trâu kêu lên rồi ngã bật ra, khiến chiếc cộ trâu ngã lăn theo, mấy tên đẩy hai bên và tên Hai Hùm ngồi trên cộ đều bị bắn tung lên trời. Đứng ngoài nhìn thấy hết, Tám Bò hốt hoảng:
- Sao vậy?
Hắn chạy tới thì trố mắt kinh ngạc khi nhìn thấy cả hai con trâu đều ngoẹo đầu sang bên, miệng trào máu:
- Trời ơi!
saving score / loading statistics ...