Text Practice Mode
Bức thư số 42: Người thông thái thì hiếm có, và đôi dòng về giá trị của những thứ ngoại vật trên đời! - Người dịch Andy Luong
created Sep 30th, 11:59 by Trà Phạm
0
1202 words
5 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Bạn thân mến!
Ông ta đã thuyết phục được bạn rằng ổng là một người thông thái phải
không? Nhưng hãy đối mặt với sự thật, không thể có chuyện một người
thông thái có thể xuất hiện trở lại trong cuộc sống và được nhận ra sớm như
thế.
Bạn có thể hiểu dạng người thông thái mà tôi nói tới: một người thuộc hàng
thứ hai, vì những người thuộc nhóm đầu tiên (cao nhất) chỉ xuất hiện tầm
500 năm 1 lần, như một hình mẫu đặc biệt. Cũng đâu có gì khiến ta phải
ngạc nhiên với điều đó: những thứ vĩ đại cần thời gian để tạo thành. Những
thứ tầm thường thì được tạo ra thường xuyên, nhưng những thứ đặc biệt thì
hiếm, và chỉ được tạo ra để ta hiểu điều đó là có thể, để từ đó có thêm động
lực mà cố gắng mà thôi.
Nhưng người bạn mà bạn đề cập đến thì còn lâu mới đến được tầm cỡ mà
ông ta tự nhận. Nếu ông ta thực sự biết thế nào là một người thông thái, ông
ta chắc đã không tự nhận mình như thế - thực ra, có lẽ ông ta còn thất vọng
vì sẽ không bao giờ có thể đạt đến mức độ ấy.
"Nhưng ông ta khinh thường những kẻ xấu xa". Đúng, và ngay chính
những kẻ xấu xa cũng tự khinh thường chúng. Những việc xấu có một
sự trừng phạt vô cùng khắc nghiệt: bản thân chủ thể tự bất mãn với
chính nó, và những người thân cùng bạn bè của nó.
“Nhưng ông ta thù ghét những người lạm dụng quyền lực làm điều sai
trái, vì không ai làm gì được họ”. Đúng, và khi ông ta có được những
quyền lực ấy, ông ta chắc cũng sẽ làm tương tự họ. Bạn phải biết rằng rất
nhiều người không để lộ những thói xấu của họ chỉ vì họ không có đủ điều
kiện để phơi bày chúng: khi họ được trao quyền lực, họ sẽ hành động càn rỡ
không khác gì những người đang thực sự nắm quyền. Họ chỉ thiếu những
điều kiện để phơi bày toàn bộ những thói xấu của mình. Ngay cả những
con rắn độc nhất cũng trở thành vô hại trong tiết lạnh, khi mà nọc độc
của chúng bị đông. Nó (nọc độc) vẫn ở đó, nhưng không thể được dùng.
Tương tự như thế, nhiều kẻ tàn bạo, tham vọng, hay bê tha trụy lạc
không để lộ những thói xấu đó chỉ bởi số mệnh không mỉm cười mà
ban cho chúng những điều kiện chúng cần mà thôi. Thử cho chúng
những điều kiện ấy (quyền lực, tiền bạc), và bạn sẽ thấy, chúng cũng
chả khác gì mấy kẻ tồi tệ đang bị chúng bêu riếu.
Bạn có nhớ lần kể với tôi rằng bạn có một kẻ dưới quyền (mà bạn rất kỳ
vọng), và tôi nói anh ta không kiên định - chỉ như con chim đậu lại một chút
rồi sẽ bay đi, và bạn đang trói anh ta không phải ở chân mà ở cánh? Tôi sai
rồi: bạn chỉ trói anh ta ở những ngọn lông, thứ mà anh ta để lại trên tay bạn
khi đã bay đi mất. Bạn biết trò gì anh ta đã diễn với bạn, những mánh khóe
mà cuối cùng lại chỉ lừa được chính anh ta? Anh ta không nhận ra rằng
bằng cách làm hại người khác anh ta đang làm hại chính mình, rằng
những thứ mà anh ta đang theo đuổi là không đáng. Nhưng ngay cả
nếu chúng có giá trị, chúng cũng sẽ kéo anh ta chìm xuống mà thôi.
Đó thực sự là điều ta cần ghi nhớ. Những thứ mà chúng ta thường cạnh
tranh, dành rất nhiều thời gian và sức lực để có được - thường đem lại
cho ta không một chút lợi ích, thậm chí nhiều khi là thiệt hại. Có những
thứ là không cần thiết, những thứ khác không đáng công sức và nỗ lực
của ta, nhưng chúng ta không nhận ra từ đầu. Ta thường nghĩ nhiều thứ
là miễn phí, trong khi thực chất cái giá của chúng là rất cao. Đây là thứ
khiến sự ngu ngốc của chúng ta hiển lộ: ta chỉ xem giá trị của mọi thứ
nếu chúng được đong đếm bằng tiền bạc. Những thứ ta coi là miễn phí
thực ra là những thứ ta phải trả bằng những giá trị cốt lõi của mình.
Những thứ mà ta sẽ không chấp nhận trả nếu phải từ bỏ nhà cửa, đất
đai, ta lại chấp nhận chúng với cái giá là sự lo âu, những nguy hiểm -
hay việc mất đi tự do, danh dự, thời gian của mình. Bạn thấy không,
chúng ta đối xử với bản thân như thể nó không đáng giá bằng bất cứ thứ
gì trên đời.
Vậy, hãy hành động trong mọi hoàn cảnh và quyết định như ta sẽ làm trên
thương trường, khi mà người bán đang có thứ mà ta muốn có - hãy hỏi giá
của chúng. Thường nếu xét kỹ bạn sẽ thấy những thứ bạn được miễn
phí, thực ra giá của chúng lại rất cao. Tôi có thể chỉ cho bạn rất nhiều
thứ mọi người sở hữu mà họ phải trả bằng tự do ngay giây phút họ lấy
được chúng. Nếu những thứ đó không thuộc về họ, họ có toàn quyền
kiểm soát bản thân mình.
Vậy nên hãy nghĩ kỹ, không chỉ khi bạn kiếm được thứ gì, mà ngay cả khi
bạn mất đi thứ gì đó.
"Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy nó nữa". Không, nhưng cũng chỉ tình cờ
bạn có được nó; bạn sẽ sống tốt khi không có nó như trước khi bạn có
nó. Nếu bạn đã có nó trong một thời gian dài, bạn mất nó sau khi bạn
đã "được hưởng" nó đủ lâu; nếu không, bạn mất nó trước khi nó trở
nên quá quen thuộc thân thương với bạn."Bạn sẽ không có nhiều tiền".
Không, và bạn sẽ không có rất nhiều vấn đề
đi cùng với nó.
"Bạn không có đủ tầm ảnh hưởng". Và bạn sẽ không làm gợi lên những hằn
thù đố kỵ.
Cân nhắc tất cả những thứ thường khiến ta xao nhãng - những thứ ta nghĩ ta
sẽ khóc ròng nếu mất đi - và bạn sẽ thấy: không phải sự mất mát, mà
chính cách suy nghĩ của ta về sự mất mát mới là vấn đề. Không ai thực
sự cảm thấy họ bị mất mát, nhưng chính tâm trí họ lại nói cho họ điều ấy (ý
chỉ mất mát những thứ bên ngoài, thì thực sự bạn không thể cảm nhận về cơ
thể được).
Khi một người có thể làm chủ bản thân mình, không gì có thể được gọi
là mất mát với anh ta. Nhưng những người như thế rất hiếm gặp trên
đời.
Tạm biệt!
Ông ta đã thuyết phục được bạn rằng ổng là một người thông thái phải
không? Nhưng hãy đối mặt với sự thật, không thể có chuyện một người
thông thái có thể xuất hiện trở lại trong cuộc sống và được nhận ra sớm như
thế.
Bạn có thể hiểu dạng người thông thái mà tôi nói tới: một người thuộc hàng
thứ hai, vì những người thuộc nhóm đầu tiên (cao nhất) chỉ xuất hiện tầm
500 năm 1 lần, như một hình mẫu đặc biệt. Cũng đâu có gì khiến ta phải
ngạc nhiên với điều đó: những thứ vĩ đại cần thời gian để tạo thành. Những
thứ tầm thường thì được tạo ra thường xuyên, nhưng những thứ đặc biệt thì
hiếm, và chỉ được tạo ra để ta hiểu điều đó là có thể, để từ đó có thêm động
lực mà cố gắng mà thôi.
Nhưng người bạn mà bạn đề cập đến thì còn lâu mới đến được tầm cỡ mà
ông ta tự nhận. Nếu ông ta thực sự biết thế nào là một người thông thái, ông
ta chắc đã không tự nhận mình như thế - thực ra, có lẽ ông ta còn thất vọng
vì sẽ không bao giờ có thể đạt đến mức độ ấy.
"Nhưng ông ta khinh thường những kẻ xấu xa". Đúng, và ngay chính
những kẻ xấu xa cũng tự khinh thường chúng. Những việc xấu có một
sự trừng phạt vô cùng khắc nghiệt: bản thân chủ thể tự bất mãn với
chính nó, và những người thân cùng bạn bè của nó.
“Nhưng ông ta thù ghét những người lạm dụng quyền lực làm điều sai
trái, vì không ai làm gì được họ”. Đúng, và khi ông ta có được những
quyền lực ấy, ông ta chắc cũng sẽ làm tương tự họ. Bạn phải biết rằng rất
nhiều người không để lộ những thói xấu của họ chỉ vì họ không có đủ điều
kiện để phơi bày chúng: khi họ được trao quyền lực, họ sẽ hành động càn rỡ
không khác gì những người đang thực sự nắm quyền. Họ chỉ thiếu những
điều kiện để phơi bày toàn bộ những thói xấu của mình. Ngay cả những
con rắn độc nhất cũng trở thành vô hại trong tiết lạnh, khi mà nọc độc
của chúng bị đông. Nó (nọc độc) vẫn ở đó, nhưng không thể được dùng.
Tương tự như thế, nhiều kẻ tàn bạo, tham vọng, hay bê tha trụy lạc
không để lộ những thói xấu đó chỉ bởi số mệnh không mỉm cười mà
ban cho chúng những điều kiện chúng cần mà thôi. Thử cho chúng
những điều kiện ấy (quyền lực, tiền bạc), và bạn sẽ thấy, chúng cũng
chả khác gì mấy kẻ tồi tệ đang bị chúng bêu riếu.
Bạn có nhớ lần kể với tôi rằng bạn có một kẻ dưới quyền (mà bạn rất kỳ
vọng), và tôi nói anh ta không kiên định - chỉ như con chim đậu lại một chút
rồi sẽ bay đi, và bạn đang trói anh ta không phải ở chân mà ở cánh? Tôi sai
rồi: bạn chỉ trói anh ta ở những ngọn lông, thứ mà anh ta để lại trên tay bạn
khi đã bay đi mất. Bạn biết trò gì anh ta đã diễn với bạn, những mánh khóe
mà cuối cùng lại chỉ lừa được chính anh ta? Anh ta không nhận ra rằng
bằng cách làm hại người khác anh ta đang làm hại chính mình, rằng
những thứ mà anh ta đang theo đuổi là không đáng. Nhưng ngay cả
nếu chúng có giá trị, chúng cũng sẽ kéo anh ta chìm xuống mà thôi.
Đó thực sự là điều ta cần ghi nhớ. Những thứ mà chúng ta thường cạnh
tranh, dành rất nhiều thời gian và sức lực để có được - thường đem lại
cho ta không một chút lợi ích, thậm chí nhiều khi là thiệt hại. Có những
thứ là không cần thiết, những thứ khác không đáng công sức và nỗ lực
của ta, nhưng chúng ta không nhận ra từ đầu. Ta thường nghĩ nhiều thứ
là miễn phí, trong khi thực chất cái giá của chúng là rất cao. Đây là thứ
khiến sự ngu ngốc của chúng ta hiển lộ: ta chỉ xem giá trị của mọi thứ
nếu chúng được đong đếm bằng tiền bạc. Những thứ ta coi là miễn phí
thực ra là những thứ ta phải trả bằng những giá trị cốt lõi của mình.
Những thứ mà ta sẽ không chấp nhận trả nếu phải từ bỏ nhà cửa, đất
đai, ta lại chấp nhận chúng với cái giá là sự lo âu, những nguy hiểm -
hay việc mất đi tự do, danh dự, thời gian của mình. Bạn thấy không,
chúng ta đối xử với bản thân như thể nó không đáng giá bằng bất cứ thứ
gì trên đời.
Vậy, hãy hành động trong mọi hoàn cảnh và quyết định như ta sẽ làm trên
thương trường, khi mà người bán đang có thứ mà ta muốn có - hãy hỏi giá
của chúng. Thường nếu xét kỹ bạn sẽ thấy những thứ bạn được miễn
phí, thực ra giá của chúng lại rất cao. Tôi có thể chỉ cho bạn rất nhiều
thứ mọi người sở hữu mà họ phải trả bằng tự do ngay giây phút họ lấy
được chúng. Nếu những thứ đó không thuộc về họ, họ có toàn quyền
kiểm soát bản thân mình.
Vậy nên hãy nghĩ kỹ, không chỉ khi bạn kiếm được thứ gì, mà ngay cả khi
bạn mất đi thứ gì đó.
"Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy nó nữa". Không, nhưng cũng chỉ tình cờ
bạn có được nó; bạn sẽ sống tốt khi không có nó như trước khi bạn có
nó. Nếu bạn đã có nó trong một thời gian dài, bạn mất nó sau khi bạn
đã "được hưởng" nó đủ lâu; nếu không, bạn mất nó trước khi nó trở
nên quá quen thuộc thân thương với bạn."Bạn sẽ không có nhiều tiền".
Không, và bạn sẽ không có rất nhiều vấn đề
đi cùng với nó.
"Bạn không có đủ tầm ảnh hưởng". Và bạn sẽ không làm gợi lên những hằn
thù đố kỵ.
Cân nhắc tất cả những thứ thường khiến ta xao nhãng - những thứ ta nghĩ ta
sẽ khóc ròng nếu mất đi - và bạn sẽ thấy: không phải sự mất mát, mà
chính cách suy nghĩ của ta về sự mất mát mới là vấn đề. Không ai thực
sự cảm thấy họ bị mất mát, nhưng chính tâm trí họ lại nói cho họ điều ấy (ý
chỉ mất mát những thứ bên ngoài, thì thực sự bạn không thể cảm nhận về cơ
thể được).
Khi một người có thể làm chủ bản thân mình, không gì có thể được gọi
là mất mát với anh ta. Nhưng những người như thế rất hiếm gặp trên
đời.
Tạm biệt!
saving score / loading statistics ...