Text Practice Mode
đề thi thpt qg 2024
created Aug 1st, 09:51 by Hello Vtrai
1
2214 words
5 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Nền văn học Việt Nam giai đoạn năm 1945 -1975 là nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, bên cạnh các đề tài lực lượng vũ trang- chiến tranh cách mạng thì các đề tài xây dựng đất nước, hoặc ca ngợi đất nước cũng được nhiều tác giả chọn đưa vào tác phẩm của mình mới những vần thơ, lời văn chân thành tha thiết, thấm đẫm hào khí dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cũng chọn cho mình đề tài đất nước, giữa những năm tháng cuộc chiến đấu của nhân dân đang vào lúc cao trào sục sôi máu lửa. Thế nhưng Nguyễn Khoa Điềm không đặt nặng trong tác phẩm của mình màu sắc tuyên truyền, không ồn ào, rộn rã mà ông cho riêng cho mình một chất giọng êm dịu, thiết tha, gần gũi và thân thuộc. Nguyễn Khoa Điềm đã nhìn đất nước bằng một cách rất riêng, bằng một cảm xúc mới lạ giữa thời chinh chiến hoa lửa, ông nhìn nhận Tổ quốc từ những điều giản dị, từ những con người rất đỗi bình thường. Sử dụng thành công giọng thơ mang tính triết luận trữ tình, đặc biệt là sự kết hợp với các chất liệu văn hóa dân gian lấy từ vốn hiểu biết rộng lớn của nhà thơ về văn hóa ngàn đời của dân tộc. Tất cả đã tạo nên một Đất Nước với vẻ giản dị, thân thương, Đất Nước của nhân dân, một Đất Nước bước ra từ những câu chuyện kể, những truyền thuyết, những phong tục tập quán của 4000 năm văn hiến tự hào. Trong trích đoạn Đất Nước, đầu tiên tác giả đi vào phân tích và làm rõ vấn đề Đất Nước có từ bao giờ. Trong 9 câu thơ đầu, Nguyễn Khoa Điềm đã chỉ ra rằng Đất Nước đã có từ rất lâu đời, gắn liền với những truyền thuyết, với những câu chuyện cổ tích đã có từ những ngày xửa, ngày xưa. Câu gợi cho chúng ta nhớ đến sự tích Trầu Cau, khơi gợi lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, ấy là tình nghĩa anh em sâu đậm, tình nghĩa vợ chồng son sắt thủy chung. Không chỉ vậy từ hình ảnh miếng trầu bà ăn tác giả còn gợi lại những cái phong tục đẹp của nhân dân ta ấy là tục ăn trầu nhuộm răng có có từ thuở vua Hùng dựng nước và giữ nước. Cùng với sự tích Trầu Cau, thì qua câu thơ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc tác giả lại tiếp tục gợi nhắc chúng ta nhớ về truyền thuyết Thánh Gióng vô cùng quen thuộc, gợi nhắc về truyền thống yêu nước, bất khuất đứng lên chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Như vậy, có thể thấy rằng Đất Nước hình thành từ nền tảng là tình nghĩa sâu nặng của dân tộc, thế nhưng Đất Nước chỉ có thể lớn lên khi nhân dân ta có được tinh thần yêu nước, có được lòng dũng cảm, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giữ nước. Mà dù cho đã qua hàng ngàn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mấy chục năm trời Pháp thuộc, thế nhưng cho đến khi Nguyễn Khoa Điềm viết Trường ca Mặt đường khát vọng, búi tóc ấy vẫn giữ cho mình dáng vẻ ban đầu không đổi, vẫn kiên cường trụ vững sau gáy của người phụ nữ Việt Nam. Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn, chính là đại diện cho truyền thống coi trọng tình nghĩa vợ chồng, càng trong những thử thách, gian lao thì vợ chồng lại càng trở nên thương yêu và gắn kết bền chặt với nhau hơn. Rồi Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần, sàng, ta cũng thấy được từ cái chỗ nhân dân ta sống phụ thuộc vào thiên nhiên với công việc hái lượm bấp bênh, thì người Việt Nam đã bắt đầu biết đến nền văn minh lúa nước, biết tạo ra hạt thóc hạt gạo làm lương thực chính để phục vụ cuộc sống. Và cuối cùng sau khi dùng ba ý trên để trả lời cho câu hỏi Đất Nước có từ khi nào, tác giả đã chốt lại bằng câu thơ Đất Nước có từ ngày đó, ngày đó là ngày những truyền thuyết, cổ tích ra đời, là ngày chúng ta có thuần phong mỹ tục, là ngày mà chúng ta biết trồng tre diệt giặc, cũng là ngày bà con người Việt Nam ta biết dựng nhà, trồng lúa. Có thể nói Đất Nước mà Nguyễn Khoa Điềm gợi lại thông qua các chất liệu văn hóa dân gian lâu đời của dân tộc đã đem đến cho người đọc những xúc cảm gần gũi, thân thuộc và bình dị, để lại trong tâm hồn con người cảm giác tha thiết và gắn bó vô cùng.
Sau câu hỏi Đất Nước có từ bao giờ, Nguyễn Khoa Điềm lại tiếp tục khai thác hình tượng Đất Nước ở câu hỏi Đất Nước là gì?.Về phương diện địa lý Nguyễn Khoa Điềm ví Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm” là không gian gần gũi, thân thuộc đối với mỗi người trong cuộc sống đời thường. Không chỉ thế Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc...Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ lại cho ta thấy Đất Nước ở một dáng vẻ khác, nếu ở trên ta thấy một Đất Nước nhỏ bé dung dị thì tới những câu thơ này ta lại thấy Đất Nước mang một dáng vẻ kỳ vĩ và lớn lao được đo bằng sải cánh của con chim phượng hoàng bay về núi bạc, được đo bằng sự mênh mông, rộng lớn của biển khơi. Và cuối cùng dù đi đâu về đâu thì phượng hoàng cũng phải về núi, cá ngư ông thì phải vùng vẫy ở biển và dân tộc Việt Nam thì phải đoàn tụ ở nơi có tên là Đất Nước. Như vậy có thể tóm gọn lại Đất Nước chính là nơi trở về của những tâm hồn thiết tha với quê hương. Về phương diện thời gian lịch sử, tác giả đã trả lời cho câu hỏi Đất Nước là gì bằng một cái nhìn bao quát suốt chiều dài thời gian lịch sử để đưa ra một câu trả lời chính xác nhất. Trong quá khứ đó là một Đất Nước thiêng liêng và lớn lao, khi tác giả gợi nhắc về truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, gợi nhắc về giống nòi cao quý của dân tộc ta, vốn là con rồng cháu tiên. Đồng thời còn gợi nhắc về truyền thống hào hùng dựng nước và giữ nước của cha ông, mở ra triều đại đầu tiên của nước ta, triều đại vua Hùng tục truyền kéo dài đến 18 đời. Kèm với đó là những lời dặn dò chân thành tha thiết, phải biết kế tục hương hỏa, duy trì nòi giống dân tộc, phải đứng lên mạnh giữ gìn non sông gấm vóc, và luôn nhớ về nguồn cội của mình với tấm lòng thành kính, trân trọng. Trong hiện tại, Đất Nước hiện lên một cách gần gũi và thân thuộc, hiện diện ở trong mỗi con người, bao gồm ngôn ngữ để con người giao tiếp tư duy, bao gồm cả những phong tục tập quán tốt đẹp vẫn tồn tại trong từng nếp sống. “Khi hai đứa cầm tay/Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm” là sự tiếp nối của ý thơ “Đất Nước là nơi ta hò hẹn”, thì đến đây trên cơ sở tình yêu lứa đôi mỗi con người phải có trách nhiệm xây dựng một tổ ấm để góp phần xây dựng một “Đất Nước hài hòa nồng thắm”. Không chỉ dừng lại ở đó, trách nhiệm của mỗi con người còn là “cầm tay mọi người”, phải nối vòng tay lớn, xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng vững mạnh để tạo nên một “đất nước vẹn trong to lớn” để sánh vai với các cường quốc năm châu. Không chỉ vậy hình ảnh thơ “cầm tay mọi người” còn gợi nhắc về nguồn gốc tổ tiên, nhắc nhở chúng đều cùng một mẹ sinh ra, thế nên phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Lời thơ như là lời tâm tình của người anh với người em, lời tâm tình của chàng trai đối với một người con gái, cũng là lời lay tỉnh của nhà thơ, của thế hệ trước với thế hệ sau, cũng là lời lay tỉnh của cách mạng đối với tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam, những con người đang ngủ quên trong cuộc sống hưởng thụ . Đất Nước là một khái niệm trừu tượng, thế nhưng khi so sánh Đất Nước với hình ảnh “máu xương của mình” thì đó lại là một khái niệm cụ thể, hữu hình. Điệp từ “phải biết” trong hai câu thơ sau là biểu hiện của một mệnh lệnh, xác định trách nhiệm cho mỗi người, yêu nước không phải là một khái niệm chung chung, một tư tưởng trừu tượng mà yêu nước phải thực hiện bằng hành động. Mỗi con người cần phải biết "gắn bó san sẻ", đặc biệt phải "biết hóa thân cho dáng hình xứ sở", dâng cả sự sống, thanh xuân cho Đất Nước, coi trọng Đất Nước hơn cả hạnh phúc riêng của bản thân mình. Trên phương diện không gian địa lý, tác giả đã cảm nhận Đất Nước qua những địa danh thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam bằng nhắc tên chúng một cách dày đặc trong từng ý thơ. Đặc biệt những địa danh này vốn đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam và gắn liền với những cổ tích, những thần thoại trong văn hóa dân tộc, mục đích là để gửi gắm niềm tự hào của tác giả đối với quê hương, đất nước. Thêm nữa, việc nhắc đến các vùng đất khắp Tổ quốc như vậy còn là để nhấn mạnh việc đất nước chúng ta là một dải non sông nối liền, từ đó gợi lên ý chí thống nhất Tổ quốc, Nam Bắc một nhà của nhân dân ta. Đồng thời những danh lam thắng cảnh ấy cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn Việt, đó là đức tính thủy chung son sắt trong tình cảm vợ chồng, là ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nhắc lại thuở dựng nước thiêng liêng và hào hùng, rồi còn gợi lại cả truyền thống hiếu học của nhân dân ta, đặc biệt là cả những điều giản dị nhất như con cóc, con gà cũng làm nên thắng cảnh cho quê hương. Ngoài ra việc sử dụng cấu trúc thơ độc đáo, một bên là con người, sự vật sự việc dung dị đại diện cho hình ảnh của nhân dân, một bên là những địa danh, những thắng cảnh kỳ vĩ, lớn lao đại diện cho hình ảnh của Đất Nước được nối với nhau bằng những từ "góp", "góp tên", "góp mình",... Đã khẳng định một cách mạnh mẽ tư tưởng Đất Nước của nhân dân bởi Đất Nước là do nhân dân cùng góp công, góp sức làm nên của Nguyễn Khoa Điềm. Từ đó dẫn dắt, khẳng định nhân dân chính là người đã tạo ra Đất Nước vừa kỳ vĩ, vừa có bề dày lịch sự ở những ý thơ rất hay Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi/Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha cùng với Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy/Những cuộc đời đã hoá núi sông ta. Rất tha thiết, nồng đượm yêu thương khẳng định Đất Nước đã được tạo nên bằng chính cuộc đời của các thế hệ cha ông, bằng các dáng hình, những ước mơ, những phong tục tập quán đã in hằn trên dáng vẻ của Đất Nước. Tư tưởng Đất Nước của nhân dân tiếp tục được khẳng định thông qua phương diện thời gian lịch sử. Trong suốt 4000 năm nhân dân đã chăm chỉ cần cù để xây dựng Đất Nước, khi có chiến tranh thì người con trai lập tức ra trận bảo vệ Đất Nước. Còn người con gái trở thành người chèo chống gia đình, nuôi con cái, thế nhưng mang trong mình dòng máu Bà Trưng Bà Triệu, họ cũng trở nên mạnh mẽ kiên cường cả trong chiến đấu. Trong đoạn thơ trên, tác giả còn khơi gợi dòng chảy của thời gian từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào về lịch sử đất nước, về cội nguồn của dân tộc.
Sau câu hỏi Đất Nước có từ bao giờ, Nguyễn Khoa Điềm lại tiếp tục khai thác hình tượng Đất Nước ở câu hỏi Đất Nước là gì?.Về phương diện địa lý Nguyễn Khoa Điềm ví Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm” là không gian gần gũi, thân thuộc đối với mỗi người trong cuộc sống đời thường. Không chỉ thế Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc...Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ lại cho ta thấy Đất Nước ở một dáng vẻ khác, nếu ở trên ta thấy một Đất Nước nhỏ bé dung dị thì tới những câu thơ này ta lại thấy Đất Nước mang một dáng vẻ kỳ vĩ và lớn lao được đo bằng sải cánh của con chim phượng hoàng bay về núi bạc, được đo bằng sự mênh mông, rộng lớn của biển khơi. Và cuối cùng dù đi đâu về đâu thì phượng hoàng cũng phải về núi, cá ngư ông thì phải vùng vẫy ở biển và dân tộc Việt Nam thì phải đoàn tụ ở nơi có tên là Đất Nước. Như vậy có thể tóm gọn lại Đất Nước chính là nơi trở về của những tâm hồn thiết tha với quê hương. Về phương diện thời gian lịch sử, tác giả đã trả lời cho câu hỏi Đất Nước là gì bằng một cái nhìn bao quát suốt chiều dài thời gian lịch sử để đưa ra một câu trả lời chính xác nhất. Trong quá khứ đó là một Đất Nước thiêng liêng và lớn lao, khi tác giả gợi nhắc về truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, gợi nhắc về giống nòi cao quý của dân tộc ta, vốn là con rồng cháu tiên. Đồng thời còn gợi nhắc về truyền thống hào hùng dựng nước và giữ nước của cha ông, mở ra triều đại đầu tiên của nước ta, triều đại vua Hùng tục truyền kéo dài đến 18 đời. Kèm với đó là những lời dặn dò chân thành tha thiết, phải biết kế tục hương hỏa, duy trì nòi giống dân tộc, phải đứng lên mạnh giữ gìn non sông gấm vóc, và luôn nhớ về nguồn cội của mình với tấm lòng thành kính, trân trọng. Trong hiện tại, Đất Nước hiện lên một cách gần gũi và thân thuộc, hiện diện ở trong mỗi con người, bao gồm ngôn ngữ để con người giao tiếp tư duy, bao gồm cả những phong tục tập quán tốt đẹp vẫn tồn tại trong từng nếp sống. “Khi hai đứa cầm tay/Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm” là sự tiếp nối của ý thơ “Đất Nước là nơi ta hò hẹn”, thì đến đây trên cơ sở tình yêu lứa đôi mỗi con người phải có trách nhiệm xây dựng một tổ ấm để góp phần xây dựng một “Đất Nước hài hòa nồng thắm”. Không chỉ dừng lại ở đó, trách nhiệm của mỗi con người còn là “cầm tay mọi người”, phải nối vòng tay lớn, xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng vững mạnh để tạo nên một “đất nước vẹn trong to lớn” để sánh vai với các cường quốc năm châu. Không chỉ vậy hình ảnh thơ “cầm tay mọi người” còn gợi nhắc về nguồn gốc tổ tiên, nhắc nhở chúng đều cùng một mẹ sinh ra, thế nên phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Lời thơ như là lời tâm tình của người anh với người em, lời tâm tình của chàng trai đối với một người con gái, cũng là lời lay tỉnh của nhà thơ, của thế hệ trước với thế hệ sau, cũng là lời lay tỉnh của cách mạng đối với tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam, những con người đang ngủ quên trong cuộc sống hưởng thụ . Đất Nước là một khái niệm trừu tượng, thế nhưng khi so sánh Đất Nước với hình ảnh “máu xương của mình” thì đó lại là một khái niệm cụ thể, hữu hình. Điệp từ “phải biết” trong hai câu thơ sau là biểu hiện của một mệnh lệnh, xác định trách nhiệm cho mỗi người, yêu nước không phải là một khái niệm chung chung, một tư tưởng trừu tượng mà yêu nước phải thực hiện bằng hành động. Mỗi con người cần phải biết "gắn bó san sẻ", đặc biệt phải "biết hóa thân cho dáng hình xứ sở", dâng cả sự sống, thanh xuân cho Đất Nước, coi trọng Đất Nước hơn cả hạnh phúc riêng của bản thân mình. Trên phương diện không gian địa lý, tác giả đã cảm nhận Đất Nước qua những địa danh thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam bằng nhắc tên chúng một cách dày đặc trong từng ý thơ. Đặc biệt những địa danh này vốn đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam và gắn liền với những cổ tích, những thần thoại trong văn hóa dân tộc, mục đích là để gửi gắm niềm tự hào của tác giả đối với quê hương, đất nước. Thêm nữa, việc nhắc đến các vùng đất khắp Tổ quốc như vậy còn là để nhấn mạnh việc đất nước chúng ta là một dải non sông nối liền, từ đó gợi lên ý chí thống nhất Tổ quốc, Nam Bắc một nhà của nhân dân ta. Đồng thời những danh lam thắng cảnh ấy cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn Việt, đó là đức tính thủy chung son sắt trong tình cảm vợ chồng, là ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nhắc lại thuở dựng nước thiêng liêng và hào hùng, rồi còn gợi lại cả truyền thống hiếu học của nhân dân ta, đặc biệt là cả những điều giản dị nhất như con cóc, con gà cũng làm nên thắng cảnh cho quê hương. Ngoài ra việc sử dụng cấu trúc thơ độc đáo, một bên là con người, sự vật sự việc dung dị đại diện cho hình ảnh của nhân dân, một bên là những địa danh, những thắng cảnh kỳ vĩ, lớn lao đại diện cho hình ảnh của Đất Nước được nối với nhau bằng những từ "góp", "góp tên", "góp mình",... Đã khẳng định một cách mạnh mẽ tư tưởng Đất Nước của nhân dân bởi Đất Nước là do nhân dân cùng góp công, góp sức làm nên của Nguyễn Khoa Điềm. Từ đó dẫn dắt, khẳng định nhân dân chính là người đã tạo ra Đất Nước vừa kỳ vĩ, vừa có bề dày lịch sự ở những ý thơ rất hay Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi/Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha cùng với Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy/Những cuộc đời đã hoá núi sông ta. Rất tha thiết, nồng đượm yêu thương khẳng định Đất Nước đã được tạo nên bằng chính cuộc đời của các thế hệ cha ông, bằng các dáng hình, những ước mơ, những phong tục tập quán đã in hằn trên dáng vẻ của Đất Nước. Tư tưởng Đất Nước của nhân dân tiếp tục được khẳng định thông qua phương diện thời gian lịch sử. Trong suốt 4000 năm nhân dân đã chăm chỉ cần cù để xây dựng Đất Nước, khi có chiến tranh thì người con trai lập tức ra trận bảo vệ Đất Nước. Còn người con gái trở thành người chèo chống gia đình, nuôi con cái, thế nhưng mang trong mình dòng máu Bà Trưng Bà Triệu, họ cũng trở nên mạnh mẽ kiên cường cả trong chiến đấu. Trong đoạn thơ trên, tác giả còn khơi gợi dòng chảy của thời gian từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào về lịch sử đất nước, về cội nguồn của dân tộc.
saving score / loading statistics ...