Text Practice Mode
Bài học từ lý thuyết dán nhãn: Cách chuyển hóa dán nhãn tiêu cực (P1) -Tác giả Viết Cùng Tiểu Hý - Spiderum
created Jun 15th 2024, 01:09 by Trà Phạm
1
1291 words
3 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Chúng ta khác biệt – trong giao tiếp, về nguồn gốc, nền tảng, nhân sinh quan, thế giới quan. Nhưng thay vì tìm cách hiểu những điểm không tương đồng, chúng ta thường dùng chúng để xây lên những bức tường. Chúng ta không đánh giá hành vi của một ai đó khách quan, mà thường nhận định và đặt người ấy vào trong một chiếc hộp. Chiếc hộp mang tên " A là…"
Nguồn gốc của lý thuyết dán nhãn
Lý thuyết dán nhãn (labeling theory) là một khái niệm quan trọng trong nghiên cứu xã hội học và tâm lý học. Lý thuyết này cho rằng mỗi người trong chúng ta thường có xu hướng gán cho người khác những "nhãn hiệu" hoặc định kiến dựa trên những đặc điểm bên ngoài hoặc thông tin có sẵn về họ.
Ví dụ, chúng ta nhìn thấy một người có ngoại hình không giống tiêu chuẩn chung, ngay lập tức gán cho họ những nhãn như "lạ lùng", "khó gần", “kỳ dị". Khi nghe ai đó có hoàn cảnh khó khăn, chúng ta sẽ dán cho họ những nhãn hiệu như "nghèo khó", "bất hạnh" mà không thực sự biết về cuộc sống của họ.
Người đưa ra những quan điểm và phân tích nền tảng cho thuyết dán nhãn là nhà xã hội học George Herbert Mead (1863 – 1931). Mead phân tích rằng cái tôi là nền tảng của sự tồn tại của con người, là nhận thức của cá nhân về nhu cầu xã hội. Cái tôi được xây dựng và phát triển thông qua sự tương tác của mỗi cá nhân đối với cộng đồng.
Quan điểm của George Herbert Mead được Charles Horton Cooley (1864 –1929) phát triển thành cái tôi gương soi với hàm ý quan niệm của một người phát triển về cái tôi xuất phát từ sự đánh giá của người khác đối với bản thân họ. Trong tương tác xã hội, người khác là tấm gương phản chiếu giúp cá nhân nhìn thấy chính mình khi họ đặt bản thân vào vai trò của người khác theo sự mường tượng của tâm trí.
Ngoài ra, lý thuyết dãn nhãn cũng được nghiên cứu bởi các nhà xã hội học khác như Frank Tannenbaum, Edwin Lemert, Howard Becker, Albert Memmi, Erving Goffman, David Mazda.
Mặt tích cực của dán nhãn
Trong nhiều trường hợp, dán nhãn mang nhiều giá trị tích cực.
- Việc dán nhãn giúp con người tiếp cận vấn đề nhanh chóng, từ đó phân chia mọi thứ trong cuộc sống rõ ràng và dễ quản lý.
Ví dụ trong công việc, nhận diện một số đặc điểm ban đầu giúp nhà tuyển dụng tìm được ứng viên phù hợp. Một người cẩn thận sẽ phù hợp với vị trí công việc đòi hỏi tính kiên nhẫn; trong khi người hoạt bát sẽ phù hợp với những công việc đòi hỏi khả năng hoạt ngôn và năng động.
- Mặt khác, việc dán nhãn còn giúp con người tạo ra một hệ thống cấp bậc, nhận biết vai trò.
Khi nhắc đến giám đốc có thể bạn sẽ hình dung ngay được nhiệm vụ của chức danh này, hayđối với quản lý, nhân viên, thực tập sinh cũng tương tự.
- Trong marketing, việc dán nhãn giúp người tiêu dùng nhận biết thương hiệu, đặc điểm và công dụng của từng sản phẩm.
- Đối với giao tiếp hàng ngày, dán nhãn giúp chúng ta phân loại nhanh các đối tượng nhằm điều chỉnh phong cách giao tiếp phù hợp.
Với một người có tính khí nóng nảy, ta hiểu cần điều chỉnh cung giọng nhỏ nhẹ để buổi trò chuyện diễn ra nhẹ nhàng. Đối với một người hướng nội ta biết cần hạn chế việc yêu cầu đối phương đối đáp qua lại.
Tóm lại, dán nhãn là một cách phân loại tiện lợi giúp cuộc sống dễ hiểu, dễ kiểm soát.
Tuy nhiên, dán nhãn trở nên vô cùng nguy hiểm nếu bị lạm dụng bằng định kiến. Khi đó, ta không chỉ đóng khung bản thân và những người khác, mà còn dễ phải phạm phải lỗi quy kết bản chất con người thông qua việc quan sát một vài hành vi cơ bản.
Mặt tiêu cực của dán nhãn
Một người xăm trổ sẽ dễ dàng bị mọi người gắn cái mác là “ăn chơi”, “lêu lổng”, “đua đòi”. Mặc dù xăm trổ đơn giản là một cách thể hiện cá tính và sở thích của họ.
Câu chuyện của Cường được đăng tải trên bài báo “Người trẻ bị “dán nhãn” hư hỏng vì ngoại hình là một bằng chứng rõ ràng cho sự độc hại của dán nhãn.
Cường mê hip hop nên chuộng phong cách bụi bặm với tóc nhuộm vàng, bấm khuyên mũi, khuyên tai và xăm hai bên cánh tay. Anh cũng hay mặc quần bò rách, hay bị chê ngổ ngáo.Cách ăn mặc của Cường thường xuyên bị người đi đường soi mói với ánh nhìn phán xét.
Trong một lần Cường được gọi phỏng vấn vị trí nhân viên của công ty về công nghệ. Người phỏng vấn là nữ trưởng phòng khoảng ngoài 40 tuổi. Vừa nhìn thấy Cường, chị đã tỏ thái độ khó chịu dù hôm đấy anh mặc áo phông có cổ, không mặc quần bò rách.
Sau một số câu hỏi và bài thực hành tại chỗ, thấy ứng viên hoàn thành tốt, người phỏng vấn có vẻ cởi mở hơn. Tuy nhiên, chị nói sẽ tuyển Cường với điều kiện nhuộm lại tóc cho bớt rực hơn và tháo khuyên. Sau khi suy nghĩ hai ngày, Cường quyết định từ chối công việc. Rất nhiều bạn trẻ khác giống như Cường, thường bị chỉ trích phê phán chỉ vì họ sống ăn mặc không giống với “tiêu chuẩn quy định.
Thậm chí, dán nhãn đã và đang là công cụ bắt nạt phổ biến trong cuộc sống.
Theo Hiệp hội Giáo dục Quốc gia, Trung tâm PACERStopBullying.gov: Mỗi ngày có khoảng 160.000 trẻ em bỏ học bởi vì sợ những dán nhãn, những dán nhãn có thể liên quan đến các đặc điểm về ngoại hình (mập, lùn, xấu xí), hoàn cảnh gia đình (giàu, nghèo), xu hướng tính cách (mọt sách, ù lì..). Gần 9 trên 10 thanh thiếu niên LGBTQ cho biết họ bị quấy rối bằng lời nói ở trường trong năm qua vì xu hướng tính dục của mình. 57% bé trai và 43% bé gái cho biết bị bắt nạt vì sự khác biệt về tôn giáo hoặc văn hóa.
Không chỉ trẻ em, trẻ vị thanh niên, người lớn cũng là nạn nhân của việc dán nhãn trong cuộc sống hàng ngày.
Chúng ta có thể vô tư gọi tên một ai đó và gắn thêm khuyết điểm của họ như một cánh mua vui, chẳng hạn Lan mập, Hoa mụn, Nam đầu hói mà không biết rằng cách gọi như vậy khiến cho một người cảm thấy tự ti về khuyết điểm của mình (trừ những trường hợp hoàn toàn thoải mái với khuyết điểm của mình)
Những câu nói “vô dụng”, “lười biếng”, “làm gì cũng không xong”, “hậu đậu”, “chẳng ra thể thống gì” nếu liên tục để chỉ trích một người thì lâu dần người đó có thể xem dán nhãn là đặc điểm nhân cách của họ. Hoặc đôi khi không phải người khác, mà chính chúng ta, tự gắn cho mình những chiếc dán nhãn tiêu cực, phủ nhận giá trị thật của mình. Chẳng hạn như “mình là một đứa ngốc”, “mình chẳng thông minh”, “mình quá xấu xí”.
Nguồn gốc của lý thuyết dán nhãn
Lý thuyết dán nhãn (labeling theory) là một khái niệm quan trọng trong nghiên cứu xã hội học và tâm lý học. Lý thuyết này cho rằng mỗi người trong chúng ta thường có xu hướng gán cho người khác những "nhãn hiệu" hoặc định kiến dựa trên những đặc điểm bên ngoài hoặc thông tin có sẵn về họ.
Ví dụ, chúng ta nhìn thấy một người có ngoại hình không giống tiêu chuẩn chung, ngay lập tức gán cho họ những nhãn như "lạ lùng", "khó gần", “kỳ dị". Khi nghe ai đó có hoàn cảnh khó khăn, chúng ta sẽ dán cho họ những nhãn hiệu như "nghèo khó", "bất hạnh" mà không thực sự biết về cuộc sống của họ.
Người đưa ra những quan điểm và phân tích nền tảng cho thuyết dán nhãn là nhà xã hội học George Herbert Mead (1863 – 1931). Mead phân tích rằng cái tôi là nền tảng của sự tồn tại của con người, là nhận thức của cá nhân về nhu cầu xã hội. Cái tôi được xây dựng và phát triển thông qua sự tương tác của mỗi cá nhân đối với cộng đồng.
Quan điểm của George Herbert Mead được Charles Horton Cooley (1864 –1929) phát triển thành cái tôi gương soi với hàm ý quan niệm của một người phát triển về cái tôi xuất phát từ sự đánh giá của người khác đối với bản thân họ. Trong tương tác xã hội, người khác là tấm gương phản chiếu giúp cá nhân nhìn thấy chính mình khi họ đặt bản thân vào vai trò của người khác theo sự mường tượng của tâm trí.
Ngoài ra, lý thuyết dãn nhãn cũng được nghiên cứu bởi các nhà xã hội học khác như Frank Tannenbaum, Edwin Lemert, Howard Becker, Albert Memmi, Erving Goffman, David Mazda.
Mặt tích cực của dán nhãn
Trong nhiều trường hợp, dán nhãn mang nhiều giá trị tích cực.
- Việc dán nhãn giúp con người tiếp cận vấn đề nhanh chóng, từ đó phân chia mọi thứ trong cuộc sống rõ ràng và dễ quản lý.
Ví dụ trong công việc, nhận diện một số đặc điểm ban đầu giúp nhà tuyển dụng tìm được ứng viên phù hợp. Một người cẩn thận sẽ phù hợp với vị trí công việc đòi hỏi tính kiên nhẫn; trong khi người hoạt bát sẽ phù hợp với những công việc đòi hỏi khả năng hoạt ngôn và năng động.
- Mặt khác, việc dán nhãn còn giúp con người tạo ra một hệ thống cấp bậc, nhận biết vai trò.
Khi nhắc đến giám đốc có thể bạn sẽ hình dung ngay được nhiệm vụ của chức danh này, hayđối với quản lý, nhân viên, thực tập sinh cũng tương tự.
- Trong marketing, việc dán nhãn giúp người tiêu dùng nhận biết thương hiệu, đặc điểm và công dụng của từng sản phẩm.
- Đối với giao tiếp hàng ngày, dán nhãn giúp chúng ta phân loại nhanh các đối tượng nhằm điều chỉnh phong cách giao tiếp phù hợp.
Với một người có tính khí nóng nảy, ta hiểu cần điều chỉnh cung giọng nhỏ nhẹ để buổi trò chuyện diễn ra nhẹ nhàng. Đối với một người hướng nội ta biết cần hạn chế việc yêu cầu đối phương đối đáp qua lại.
Tóm lại, dán nhãn là một cách phân loại tiện lợi giúp cuộc sống dễ hiểu, dễ kiểm soát.
Tuy nhiên, dán nhãn trở nên vô cùng nguy hiểm nếu bị lạm dụng bằng định kiến. Khi đó, ta không chỉ đóng khung bản thân và những người khác, mà còn dễ phải phạm phải lỗi quy kết bản chất con người thông qua việc quan sát một vài hành vi cơ bản.
Mặt tiêu cực của dán nhãn
Một người xăm trổ sẽ dễ dàng bị mọi người gắn cái mác là “ăn chơi”, “lêu lổng”, “đua đòi”. Mặc dù xăm trổ đơn giản là một cách thể hiện cá tính và sở thích của họ.
Câu chuyện của Cường được đăng tải trên bài báo “Người trẻ bị “dán nhãn” hư hỏng vì ngoại hình là một bằng chứng rõ ràng cho sự độc hại của dán nhãn.
Cường mê hip hop nên chuộng phong cách bụi bặm với tóc nhuộm vàng, bấm khuyên mũi, khuyên tai và xăm hai bên cánh tay. Anh cũng hay mặc quần bò rách, hay bị chê ngổ ngáo.Cách ăn mặc của Cường thường xuyên bị người đi đường soi mói với ánh nhìn phán xét.
Trong một lần Cường được gọi phỏng vấn vị trí nhân viên của công ty về công nghệ. Người phỏng vấn là nữ trưởng phòng khoảng ngoài 40 tuổi. Vừa nhìn thấy Cường, chị đã tỏ thái độ khó chịu dù hôm đấy anh mặc áo phông có cổ, không mặc quần bò rách.
Sau một số câu hỏi và bài thực hành tại chỗ, thấy ứng viên hoàn thành tốt, người phỏng vấn có vẻ cởi mở hơn. Tuy nhiên, chị nói sẽ tuyển Cường với điều kiện nhuộm lại tóc cho bớt rực hơn và tháo khuyên. Sau khi suy nghĩ hai ngày, Cường quyết định từ chối công việc. Rất nhiều bạn trẻ khác giống như Cường, thường bị chỉ trích phê phán chỉ vì họ sống ăn mặc không giống với “tiêu chuẩn quy định.
Thậm chí, dán nhãn đã và đang là công cụ bắt nạt phổ biến trong cuộc sống.
Theo Hiệp hội Giáo dục Quốc gia, Trung tâm PACERStopBullying.gov: Mỗi ngày có khoảng 160.000 trẻ em bỏ học bởi vì sợ những dán nhãn, những dán nhãn có thể liên quan đến các đặc điểm về ngoại hình (mập, lùn, xấu xí), hoàn cảnh gia đình (giàu, nghèo), xu hướng tính cách (mọt sách, ù lì..). Gần 9 trên 10 thanh thiếu niên LGBTQ cho biết họ bị quấy rối bằng lời nói ở trường trong năm qua vì xu hướng tính dục của mình. 57% bé trai và 43% bé gái cho biết bị bắt nạt vì sự khác biệt về tôn giáo hoặc văn hóa.
Không chỉ trẻ em, trẻ vị thanh niên, người lớn cũng là nạn nhân của việc dán nhãn trong cuộc sống hàng ngày.
Chúng ta có thể vô tư gọi tên một ai đó và gắn thêm khuyết điểm của họ như một cánh mua vui, chẳng hạn Lan mập, Hoa mụn, Nam đầu hói mà không biết rằng cách gọi như vậy khiến cho một người cảm thấy tự ti về khuyết điểm của mình (trừ những trường hợp hoàn toàn thoải mái với khuyết điểm của mình)
Những câu nói “vô dụng”, “lười biếng”, “làm gì cũng không xong”, “hậu đậu”, “chẳng ra thể thống gì” nếu liên tục để chỉ trích một người thì lâu dần người đó có thể xem dán nhãn là đặc điểm nhân cách của họ. Hoặc đôi khi không phải người khác, mà chính chúng ta, tự gắn cho mình những chiếc dán nhãn tiêu cực, phủ nhận giá trị thật của mình. Chẳng hạn như “mình là một đứa ngốc”, “mình chẳng thông minh”, “mình quá xấu xí”.
saving score / loading statistics ...