Text Practice Mode
êfefregt45wyh54yh4hyg
created Sep 21st 2023, 04:18 by OkKOoK
0
2147 words
0 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Chẳng biết may mắn hay xui xẻo mà mãi tới sau 30 tuổi mình mới bắt đầu học về quản lý tài chính cá nhân. Trước đây mình cũng không đánh giá cao việc này, bởi mình nghĩ là:
Ai đã lăn lộn kiếm tiền thì đều phải biết quản lý tiền của mình chứ, đều phải biết trân trọng những gì mình đã đánh đổi chứ?
Rồi mình nhận ra điều đó đúng nhưng chưa đủ. Trong ba việc "Kiếm tiền - Giữ tiền - Tiêu tiền" thì hầu hết mọi người chỉ được dạy và học cách kiếm tiền mà thôi. Còn Giữ tiền và Tiêu tiền thì thường tự học, tự cóp nhặt, tích lũy từ cuộc sống và kinh nghiệm bản thân. Ít khi chúng ta nghiêm túc học một cách đầy đủ, bài bản, nên tư duy về tiền bạc thường có nhiều thiếu sót. Bản thân mình cũng thế, suốt nhiều năm trước đây mình tưởng là mình biết cách quản lý tài chính nhưng không phải. Những bài học lẻ tẻ, cóp nhặt khiến tư duy còn nhiều lỗ hổng, không giữ được lập trường, dễ thay đổi trong cách nghĩ và trong các quyết định tài chính. Chính vì vậy mà mình quyết định sẽ học, tìm hiểu về quản lý tài chính cá nhân một cách thật sự nghiêm túc.
img_0
Mục tiêu khi bắt đầu
Ban đầu mình suy nghĩ đơn giản lắm: mình nghĩ là cách quản lý của mình chưa hiệu quả, nên muốn tìm một cách tốt hơn. Đến khi tìm hiểu, mình mới nhận ra nguyên nhân của việc quản lý chưa hiệu quả đến từ 2 yếu tố:
1. Tư duy, kiến thức chưa đầy đủ.
2. Công cụ chưa có.
Một điều khá "đặc biệt" mà mình thấy trong vấn đề quản lý tài chính cá nhân chính là ở hai chữ "Cá nhân". Tức là mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một điều kiện, mỗi người một thói quen. Thật khó để đòi hỏi mọi cá nhân phải có tư duy giống nhau, xây dựng thói quen giống nhau. Chính vì thế mà giai đoạn bắt đầu mình đã rất băn khoăn về vấn đề này. Đó là làm sao để tiếp cận một cách hiệu quả? Rồi mình quyết định là:
Mình sẽ xem cách người khác - một người có thể coi là thành công trong việc quản lý tài chính cá nhân của họ - để xem họ suy nghĩ và làm nó như thế nào. Từ đó mình sẽ rút ra các bài học cho bản thân mình, để thay đổi phù hợp với điều kiện và thói quen của mình.
Và nơi mình học chính là các video của anh Hiếu trên kênh youtube hieu.tv. Những nội dung này hoàn toàn miễn phí và rất dễ hiểu, dễ tiếp cận.
Quản lý tài chính cá nhân là gì?
Thực sự mà nói thì phạm vi kiến thức này khá rộng, không nói hết được chỉ trong 1 bài viết. Cũng vì phạm vi rộng nên những ai mới bắt đầu tìm hiểu thường bị hoang mang, tốn thời gian bởi dễ bị ngợp trong một rừng thông tin. Vậy nên ở đây mình sẽ nói qua vài ý chính thôi, để làm tiền đề cho các nội dung mà mình sẽ nói tới ở các phần sau. Theo những gì mình đã tìm hiểu được và sắp xếp lại thì mình chia làm các bước như sau:
Bước 1: Hệ thống lại mục tiêu tài chính cá nhân. Mình thấy mục tiêu "tự do tài chính" đúng là một mục tiêu tốt để theo đuổi. Để hướng đến mục tiêu này, chúng ta sẽ cần một tầm nhìn xa (cỡ 10-20 năm hoặc xa hơn nữa). Chính vì đường xa nên cần chuẩn bị kỹ ở hiện tại, có những mục tiêu rõ ràng trên từng chặng để tránh lạc đường. Ở đây có một số cột mốc và có thể dùng được công thức để ước tính ra một giá trị cụ thể, như thế rất dễ hình dung:
An toàn tài chính = Mức chi tiêu tối thiểu mỗi tháng * 12 * 25
Độc lập tài chính = Mức chi tiêu tiêu chuẩn mỗi tháng * 12 * 25
Tự do tài chính = Độc lập tài chính + Mindset về tự do tài chính
img_1
Bước 2: Định vị lại sức khỏe tài chính của bản thân. Biết mình biết người, trăm trận không thua. Khi xác định đi trên hành trình này, cần phải nắm rõ điểm xuất phát của bản thân. Mỗi người có điểm xuất phát khác nhau và có những vị thế khác nhau. Biết được điều này thì các mục tiêu, các quyết định hành động cũng sẽ rõ ràng và phù hợp với bản thân hơn. Ở bước này cũng chính là xác định các mức chi tiêu tối thiểu và chi tiêu tiêu chuẩn mỗi tháng của bản thân.
img_2
Bước 3: Quản lý và điều chỉnh thói quen chi tiêu. Người ta hay có câu chúc: "Tiền vào như nước sông đà, tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin". Thường thì trong thực tế người ta lại hay ở vào hoàn cảnh ngược lại, đó là thu nhập thì ít mà chi tiêu thì nhiều. Do đó thói quen chi tiêu chính là một thứ rất quan trọng cần được điều chỉnh càng sớm càng tốt. Thói quen chi tiêu tốt sẽ giúp chúng ta giảm áp lực kiếm tiền, dễ dàng lên kế hoạch và xây dựng mục tiêu tài chính hơn. Mình cũng cho rằng việc duy trì thói quen chi tiêu tốt, ổn định cũng giúp chúng ta tránh việc gia tăng quá nhanh chi phí khi thu nhập tăng lên, và cũng giúp các mốc về an toàn tài chính, độc lập tài chính bớt thay đổi, để dễ đạt được hơn. Đừng để cảnh cứ mải mê đuổi theo 1 mục tiêu biết di động, đuổi mãi không thể nào chạm tới được.
img_3
Bước 4: Cải thiện thu nhập và gia tăng tích lũy. Khi đã định hình được thói quen chi tiêu tốt, chúng ta sẽ gần như không phải suy nghĩ về vấn đề đó nữa, mà có thể tập trung phần lớn thời gian, tâm trí vào việc cải thiện thu nhập. Nếu không cải thiện thu nhập thì khó duy trì được thói quen chi tiêu, cũng chẳng có tích lũy để nghĩ tới những thứ xa xôi hơn. Cải thiện thu nhập có nhiều cách lắm, trong đó có thu nhập chủ động và thụ động. Thường thì ở giai đoạn đầu, việc cải thiện thu nhập chủ động dễ làm hơn và hiệu quả hơn so với cải thiện thu nhập thụ động.
Bước 5: Xây dựng dòng tiền nhàn rỗi để đầu tư. Người ta hay hiểu sai về từ "nhàn rỗi" này. Không phải cứ có tiền dư ra hàng tháng là nhàn rỗi đâu. Phải đảm bảo được thói quen chi tiêu để kiểm soát được dòng tiền, sau đó làm đầy các quỹ khẩn cấp (Emergency fund), quỹ chi dùng những khoản lớn theo kế hoạch (Sinking fund), cuối cùng phần tiền dư ra mới thực sự là nhàn rỗi. Mình đồng ý với quan điểm "dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư", và xây dựng tư duy đầu tư, dòng tiền đầu tư là quan trọng, nhưng nó cần được đảm bảo là tiền nhàn rỗi thực sự. Nếu không có các quỹ dự phòng kia, rất dễ xảy ra tình trạng phải rút tiền đầu tư để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, mà như thế thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các kế hoạch và tính toán trong đầu tư.
img_4
Bước 6: Đánh giá và cải tiến 5 bước trên.
Khi nhắc tới quản lý tài chính cá nhân, nhiều người tập trung vào "đầu tư" và coi đó là mục tiêu chính của họ. Bởi ở giai đoạn này, chúng ta đang gặp nhiều vấn đề về tài chính (mà nói thẳng ra là đang gặp khó khăn về tài chính). Chúng ta muốn nhanh chóng thoát ra khỏi tình cảnh khó khăn, muốn giàu nhanh. Mà những thông tin chúng ta tiếp cận được (chủ yếu từ internet) lại có xu hướng khuyến khích "đầu tư càng sớm càng tốt". Đó cũng là lời khuyên mình được nghe từ rất rất nhiều chuyên gia tài chính. Mình thì nghĩ khác. Mình muốn tập trung vào yếu tố "quản lý". Trong đó đảm bảo cả 4 yếu tố: 1 - Thu nhập; 2 - Chi tiêu; 3 - Tiết kiệm; 4 - Đầu tư.
Những lưu ý khi bắt đầu
Khi mình mới bắt đầu, mình gặp rất nhiều thắc mắc mà không biết hỏi ai. Nói chung là vừa làm, vừa tự suy ngẫm, vừa hỏi người khác nếu có thể. Do vậy mình cũng chủ động ghi lại những vấn đề đó để chia sẻ thêm với các bạn:
1. Đơn giản hết sức có thể.
Lúc mới bắt đầu, mình thường có kỳ vọng cao: thu thập thật nhiều dữ liệu, làm nhiều báo cáo, có thêm nhiều thông tin, cố gắng nắm bắt vấn đề thật nhanh, bao quát hết mọi vấn đề. Rồi mình nhận ra suy nghĩ ấy thật là nóng vội và rất khó để thực hiện, tính hiệu quả không cao. Nó như kiểu một người đang ốm yếu mà cố luyện tập thật nhiều để khỏe lên thật nhanh vậy. Nghe vô lý hết sức. Càng làm vậy chỉ càng thêm mệt mà thôi.
Khi mới thay đổi tư duy, thường não chúng ta phải căng ra để nghĩ, để nhớ, để tiêu hóa đống kiến thức mới được nhồi vào, nội việc đó thôi đã mệt rồi, đừng cố gắng sáng tạo và đòi hỏi làm tốt ngay. Thông tin có thể nhiều nhưng việc khai thác thông tin thì yếu, do đó chỉ cần vài thông số cơ bản thôi là đủ: Tổng thu nhập, Tổng chi tiêu, Mức chi tiêu tối thiểu, Mức chi tiêu tiêu chuẩn, Số tiền tiết kiệm được mỗi tháng, Tổng tài sản hiện có. Bấy nhiêu cũng là nhiều với 1 người mới rồi ấy.
Mỗi thời điểm lại có các nhu cầu quản lý khác nhau, mục tiêu khác nhau. Khi định hình rõ 6 bước ở trên, cần đi chậm và chắc từng bước. Bước nào chưa chắc thì quay lại cải thiện ngay, đừng vội đi tiếp.
img_5
2. Thường xuyên ghi chép
Để quản lý thói quen chi tiêu, việc ghi chép là rất quan trọng. Mình nhận ra là mình không thể nhớ được các khoản chi tiêu xảy ra cách đây 2 ngày. Mình rất nhanh quên. Vậy thì làm sao để biết thói quen chi tiêu 1 tháng nếu không ghi chép đầy đủ?
Các khoản chi tiêu nhỏ, lặt vặt như gửi xe, trà đá... tưởng ít, không đáng kể nhưng khi cộng lại cả tháng thì không ít đâu. Bởi đó là một thói quen của chúng ta rồi. Mà những thứ này không khác gì tổ mối ở bờ đê. Nhỏ nhưng có sức tàn phá nặng nề nếu cứ để nó mặc sức lộng hành. Chỉ cần kiểm tra, gia cố lại một chút là cải thiện được nhiều vấn đề đấy. Chúng ta dễ dàng lãng phí những thứ nhỏ nhặt chứ ai lãng phí những khoản chi lớn đâu. Mà lãng phí là lãng phí. Không quan trọng nhỏ hay hớn. Không cải thiện lãng phí nhỏ thì sao có thể cải thiện lãng phí lớn?
Ghi chép cũng là 1 việc có thể tạo thành thói quen. Để hình thành thói quen thì giai đoạn đầu thường phải kỷ luật và kiên trì. Để thay đổi 1 thói quen cũng vậy. Do đó tạo thêm 1 thói quen tốt, bớt 1 thói quen xấu là điều rất nên làm, dẫu cho giai đoạn đầu ta thường thấy khó chịu và không muốn duy trì nó. Muốn dễ dàng ghi chép các khoản thu, chi, chúng ta cũng nên sử dụng các công cụ đơn giản, thuận tiện. Trong bài viết trước của mình cũng đã chia sẻ về file excel mà mình thiết kế để quản lý tài chính cá nhân, bạn nào chưa biết có thể đọc và tải về ở đây nhé:
Tự quản lý tài chính cá nhân trên Excel?
Chủ đề Quản lý tài chính cá nhân là một chủ đề rộng, mình rất muốn viết về nó nhưng lại chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Nhân dịp hôm...
Ai đã lăn lộn kiếm tiền thì đều phải biết quản lý tiền của mình chứ, đều phải biết trân trọng những gì mình đã đánh đổi chứ?
Rồi mình nhận ra điều đó đúng nhưng chưa đủ. Trong ba việc "Kiếm tiền - Giữ tiền - Tiêu tiền" thì hầu hết mọi người chỉ được dạy và học cách kiếm tiền mà thôi. Còn Giữ tiền và Tiêu tiền thì thường tự học, tự cóp nhặt, tích lũy từ cuộc sống và kinh nghiệm bản thân. Ít khi chúng ta nghiêm túc học một cách đầy đủ, bài bản, nên tư duy về tiền bạc thường có nhiều thiếu sót. Bản thân mình cũng thế, suốt nhiều năm trước đây mình tưởng là mình biết cách quản lý tài chính nhưng không phải. Những bài học lẻ tẻ, cóp nhặt khiến tư duy còn nhiều lỗ hổng, không giữ được lập trường, dễ thay đổi trong cách nghĩ và trong các quyết định tài chính. Chính vì vậy mà mình quyết định sẽ học, tìm hiểu về quản lý tài chính cá nhân một cách thật sự nghiêm túc.
img_0
Mục tiêu khi bắt đầu
Ban đầu mình suy nghĩ đơn giản lắm: mình nghĩ là cách quản lý của mình chưa hiệu quả, nên muốn tìm một cách tốt hơn. Đến khi tìm hiểu, mình mới nhận ra nguyên nhân của việc quản lý chưa hiệu quả đến từ 2 yếu tố:
1. Tư duy, kiến thức chưa đầy đủ.
2. Công cụ chưa có.
Một điều khá "đặc biệt" mà mình thấy trong vấn đề quản lý tài chính cá nhân chính là ở hai chữ "Cá nhân". Tức là mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một điều kiện, mỗi người một thói quen. Thật khó để đòi hỏi mọi cá nhân phải có tư duy giống nhau, xây dựng thói quen giống nhau. Chính vì thế mà giai đoạn bắt đầu mình đã rất băn khoăn về vấn đề này. Đó là làm sao để tiếp cận một cách hiệu quả? Rồi mình quyết định là:
Mình sẽ xem cách người khác - một người có thể coi là thành công trong việc quản lý tài chính cá nhân của họ - để xem họ suy nghĩ và làm nó như thế nào. Từ đó mình sẽ rút ra các bài học cho bản thân mình, để thay đổi phù hợp với điều kiện và thói quen của mình.
Và nơi mình học chính là các video của anh Hiếu trên kênh youtube hieu.tv. Những nội dung này hoàn toàn miễn phí và rất dễ hiểu, dễ tiếp cận.
Quản lý tài chính cá nhân là gì?
Thực sự mà nói thì phạm vi kiến thức này khá rộng, không nói hết được chỉ trong 1 bài viết. Cũng vì phạm vi rộng nên những ai mới bắt đầu tìm hiểu thường bị hoang mang, tốn thời gian bởi dễ bị ngợp trong một rừng thông tin. Vậy nên ở đây mình sẽ nói qua vài ý chính thôi, để làm tiền đề cho các nội dung mà mình sẽ nói tới ở các phần sau. Theo những gì mình đã tìm hiểu được và sắp xếp lại thì mình chia làm các bước như sau:
Bước 1: Hệ thống lại mục tiêu tài chính cá nhân. Mình thấy mục tiêu "tự do tài chính" đúng là một mục tiêu tốt để theo đuổi. Để hướng đến mục tiêu này, chúng ta sẽ cần một tầm nhìn xa (cỡ 10-20 năm hoặc xa hơn nữa). Chính vì đường xa nên cần chuẩn bị kỹ ở hiện tại, có những mục tiêu rõ ràng trên từng chặng để tránh lạc đường. Ở đây có một số cột mốc và có thể dùng được công thức để ước tính ra một giá trị cụ thể, như thế rất dễ hình dung:
An toàn tài chính = Mức chi tiêu tối thiểu mỗi tháng * 12 * 25
Độc lập tài chính = Mức chi tiêu tiêu chuẩn mỗi tháng * 12 * 25
Tự do tài chính = Độc lập tài chính + Mindset về tự do tài chính
img_1
Bước 2: Định vị lại sức khỏe tài chính của bản thân. Biết mình biết người, trăm trận không thua. Khi xác định đi trên hành trình này, cần phải nắm rõ điểm xuất phát của bản thân. Mỗi người có điểm xuất phát khác nhau và có những vị thế khác nhau. Biết được điều này thì các mục tiêu, các quyết định hành động cũng sẽ rõ ràng và phù hợp với bản thân hơn. Ở bước này cũng chính là xác định các mức chi tiêu tối thiểu và chi tiêu tiêu chuẩn mỗi tháng của bản thân.
img_2
Bước 3: Quản lý và điều chỉnh thói quen chi tiêu. Người ta hay có câu chúc: "Tiền vào như nước sông đà, tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin". Thường thì trong thực tế người ta lại hay ở vào hoàn cảnh ngược lại, đó là thu nhập thì ít mà chi tiêu thì nhiều. Do đó thói quen chi tiêu chính là một thứ rất quan trọng cần được điều chỉnh càng sớm càng tốt. Thói quen chi tiêu tốt sẽ giúp chúng ta giảm áp lực kiếm tiền, dễ dàng lên kế hoạch và xây dựng mục tiêu tài chính hơn. Mình cũng cho rằng việc duy trì thói quen chi tiêu tốt, ổn định cũng giúp chúng ta tránh việc gia tăng quá nhanh chi phí khi thu nhập tăng lên, và cũng giúp các mốc về an toàn tài chính, độc lập tài chính bớt thay đổi, để dễ đạt được hơn. Đừng để cảnh cứ mải mê đuổi theo 1 mục tiêu biết di động, đuổi mãi không thể nào chạm tới được.
img_3
Bước 4: Cải thiện thu nhập và gia tăng tích lũy. Khi đã định hình được thói quen chi tiêu tốt, chúng ta sẽ gần như không phải suy nghĩ về vấn đề đó nữa, mà có thể tập trung phần lớn thời gian, tâm trí vào việc cải thiện thu nhập. Nếu không cải thiện thu nhập thì khó duy trì được thói quen chi tiêu, cũng chẳng có tích lũy để nghĩ tới những thứ xa xôi hơn. Cải thiện thu nhập có nhiều cách lắm, trong đó có thu nhập chủ động và thụ động. Thường thì ở giai đoạn đầu, việc cải thiện thu nhập chủ động dễ làm hơn và hiệu quả hơn so với cải thiện thu nhập thụ động.
Bước 5: Xây dựng dòng tiền nhàn rỗi để đầu tư. Người ta hay hiểu sai về từ "nhàn rỗi" này. Không phải cứ có tiền dư ra hàng tháng là nhàn rỗi đâu. Phải đảm bảo được thói quen chi tiêu để kiểm soát được dòng tiền, sau đó làm đầy các quỹ khẩn cấp (Emergency fund), quỹ chi dùng những khoản lớn theo kế hoạch (Sinking fund), cuối cùng phần tiền dư ra mới thực sự là nhàn rỗi. Mình đồng ý với quan điểm "dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư", và xây dựng tư duy đầu tư, dòng tiền đầu tư là quan trọng, nhưng nó cần được đảm bảo là tiền nhàn rỗi thực sự. Nếu không có các quỹ dự phòng kia, rất dễ xảy ra tình trạng phải rút tiền đầu tư để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, mà như thế thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các kế hoạch và tính toán trong đầu tư.
img_4
Bước 6: Đánh giá và cải tiến 5 bước trên.
Khi nhắc tới quản lý tài chính cá nhân, nhiều người tập trung vào "đầu tư" và coi đó là mục tiêu chính của họ. Bởi ở giai đoạn này, chúng ta đang gặp nhiều vấn đề về tài chính (mà nói thẳng ra là đang gặp khó khăn về tài chính). Chúng ta muốn nhanh chóng thoát ra khỏi tình cảnh khó khăn, muốn giàu nhanh. Mà những thông tin chúng ta tiếp cận được (chủ yếu từ internet) lại có xu hướng khuyến khích "đầu tư càng sớm càng tốt". Đó cũng là lời khuyên mình được nghe từ rất rất nhiều chuyên gia tài chính. Mình thì nghĩ khác. Mình muốn tập trung vào yếu tố "quản lý". Trong đó đảm bảo cả 4 yếu tố: 1 - Thu nhập; 2 - Chi tiêu; 3 - Tiết kiệm; 4 - Đầu tư.
Những lưu ý khi bắt đầu
Khi mình mới bắt đầu, mình gặp rất nhiều thắc mắc mà không biết hỏi ai. Nói chung là vừa làm, vừa tự suy ngẫm, vừa hỏi người khác nếu có thể. Do vậy mình cũng chủ động ghi lại những vấn đề đó để chia sẻ thêm với các bạn:
1. Đơn giản hết sức có thể.
Lúc mới bắt đầu, mình thường có kỳ vọng cao: thu thập thật nhiều dữ liệu, làm nhiều báo cáo, có thêm nhiều thông tin, cố gắng nắm bắt vấn đề thật nhanh, bao quát hết mọi vấn đề. Rồi mình nhận ra suy nghĩ ấy thật là nóng vội và rất khó để thực hiện, tính hiệu quả không cao. Nó như kiểu một người đang ốm yếu mà cố luyện tập thật nhiều để khỏe lên thật nhanh vậy. Nghe vô lý hết sức. Càng làm vậy chỉ càng thêm mệt mà thôi.
Khi mới thay đổi tư duy, thường não chúng ta phải căng ra để nghĩ, để nhớ, để tiêu hóa đống kiến thức mới được nhồi vào, nội việc đó thôi đã mệt rồi, đừng cố gắng sáng tạo và đòi hỏi làm tốt ngay. Thông tin có thể nhiều nhưng việc khai thác thông tin thì yếu, do đó chỉ cần vài thông số cơ bản thôi là đủ: Tổng thu nhập, Tổng chi tiêu, Mức chi tiêu tối thiểu, Mức chi tiêu tiêu chuẩn, Số tiền tiết kiệm được mỗi tháng, Tổng tài sản hiện có. Bấy nhiêu cũng là nhiều với 1 người mới rồi ấy.
Mỗi thời điểm lại có các nhu cầu quản lý khác nhau, mục tiêu khác nhau. Khi định hình rõ 6 bước ở trên, cần đi chậm và chắc từng bước. Bước nào chưa chắc thì quay lại cải thiện ngay, đừng vội đi tiếp.
img_5
2. Thường xuyên ghi chép
Để quản lý thói quen chi tiêu, việc ghi chép là rất quan trọng. Mình nhận ra là mình không thể nhớ được các khoản chi tiêu xảy ra cách đây 2 ngày. Mình rất nhanh quên. Vậy thì làm sao để biết thói quen chi tiêu 1 tháng nếu không ghi chép đầy đủ?
Các khoản chi tiêu nhỏ, lặt vặt như gửi xe, trà đá... tưởng ít, không đáng kể nhưng khi cộng lại cả tháng thì không ít đâu. Bởi đó là một thói quen của chúng ta rồi. Mà những thứ này không khác gì tổ mối ở bờ đê. Nhỏ nhưng có sức tàn phá nặng nề nếu cứ để nó mặc sức lộng hành. Chỉ cần kiểm tra, gia cố lại một chút là cải thiện được nhiều vấn đề đấy. Chúng ta dễ dàng lãng phí những thứ nhỏ nhặt chứ ai lãng phí những khoản chi lớn đâu. Mà lãng phí là lãng phí. Không quan trọng nhỏ hay hớn. Không cải thiện lãng phí nhỏ thì sao có thể cải thiện lãng phí lớn?
Ghi chép cũng là 1 việc có thể tạo thành thói quen. Để hình thành thói quen thì giai đoạn đầu thường phải kỷ luật và kiên trì. Để thay đổi 1 thói quen cũng vậy. Do đó tạo thêm 1 thói quen tốt, bớt 1 thói quen xấu là điều rất nên làm, dẫu cho giai đoạn đầu ta thường thấy khó chịu và không muốn duy trì nó. Muốn dễ dàng ghi chép các khoản thu, chi, chúng ta cũng nên sử dụng các công cụ đơn giản, thuận tiện. Trong bài viết trước của mình cũng đã chia sẻ về file excel mà mình thiết kế để quản lý tài chính cá nhân, bạn nào chưa biết có thể đọc và tải về ở đây nhé:
Tự quản lý tài chính cá nhân trên Excel?
Chủ đề Quản lý tài chính cá nhân là một chủ đề rộng, mình rất muốn viết về nó nhưng lại chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Nhân dịp hôm...
saving score / loading statistics ...