Text Practice Mode
TRUYỆN :HÓA RA ANH VẪN Ở ĐÂY (P1)
created Feb 15th 2023, 10:16 by Đăng Khoa Tran
3
2248 words
8 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Mùa hạ ấy trong ký ức của Trình Tranh oi bức mà đằng đẵng, đứng ở đoạn cuối cùng tăm tối mặt mày nhất của quãng đời trung học, tranh thủ chút nhàn tản giữa bộn bề bận rộn mà ngóng ngả về cuộc sống đại học rực rỡ sắc màu như người ta vẫn đồn đại, có chút vẻ nôn nóng của giai đoạn trước khi thoát kén. Còn đối với Tô Vận Cẩm, ấn tượng sâu sắc nhất với cô lại chính là những quẫy đạp cùng hoang mang ở khoảnh khắc trước khi phá kén bung ra, bởi cô không rõ đối với một con sâu róm đã thoát khỏi lớp kén dày, thứ đang chờ đợi nó phía trước là việc hoá cánh bướm màu hay chỉ là môt chặng đường khác ảm đạm hơn thôi?
Tô Vận Cẩm sinh ra và lớn lên ở một huyện gần nơi phố thị, bố cô là giáo viên dạy môn Sinh học trên huyện, mẹ cô vốn là kế toán của một xưởng dệt kim trong thị trấn, sau này phải nghỉ việc giữa "làn sóng cải cách doanh nghiệp", cực chẳng đã đành phải lui về làm phụ nữ chăm lo nội trợ gia đình. Bởi sức khoẻ ông bố không tốt, thường xuyên ra vào bệnh viện, cuộc sống của cả nhà Tô Vận Cẩm không đến mức dư dật, thế nhưng bố mẹ luôn cưng nựng đứa con gái độc nhất là cô, vậy nên từ nhỏ tới lớn Tô Vận Cẩm chưa từng phải chịu thiệt thòi bao giờ. Sau khi để con gái học hết năm thứ nhất ở trường trung học mà mình giảng dạy, bố cô chán nản với tình trạng lạc hậu của chất lượng giáo dục ở địa phương, muốn cho ái nữ duy nhất có thể thi đỗ vào một trường đại học tốt, ông huy động hết tất cả khoản tích cóp của một gia đình theo nghề dạy học, vận dụng mọi mối quen biết xã giao, chuyển Vận Cẩm đến một trường cấp III trọng điểm trên tỉnh.
Tô Vận Cẩm thật khó chấp nhận sự sắp đặt này của bố mẹ: một mặt, việc chuyển trường đồng nghĩa với việc từ lúc lọt lòng tới giờ, đây là lần đầu tiên cô phải rời xa bố mẹ mà bước ra ngoài học hành; mặt khác, chi phí chọn trường theo học đắt đỏ khiến cô mỗi tối trước khi đi ngủ nghĩ tới là lại thấy đau lòng. Tất nhiên, rốt cuộc cô chẳng cưỡng lại ý bố mẹ, cũng không nhẫn tâm làm trái với mong đợi tha thiết của họ, thế nên bắt đầu từ học kỳ mới của năm thứ hai, cô đã trở thành học sinh chuyển tiếp của trường trung học trọng điểm trong tỉnh.
Tô Vận Cẩm đã sớm trù liệu rằng khi bước vào một môi trường mới, thoạt tiên sẽ có cảm giác không thích nghi, thế nhưng cô không ngờ thứ cảm giác dằn vặt theo đó xuất hiện lại sâu đậm đến thế. Thành tích của cô vốn không tệ, xếp hạng thi cử ở trường cũ luôn quanh quẩn trong tốp mười, thế mà bài kiểm tra thứ nhất sau khi chuyễn trường đã khiến cô lần đầu tiên cảm nhận được sự cách biệt khốc liệt. Theo xếp hạng kết quả tổng hợp, cô xếp thứ 5 từ dưới đếm lên trong lớp. Buổi tối hôm ấy, cô giấu mình trong chăn khóc rất lâu, hoàn toàn không có dũng khí để hở ra cho bố mẹ biết chút xíu tin tức gì về kết quả kiểm tra. Phần lo sợ, phần nhiều là xấu hổ, Tô Vận Cẩm cảm thấy bản thân dường như chăng còn mặt mũi nào đối diện với bố mẹ cùng khoản tiền mồ hôi nước mắt mà họ đã tích cóp bao nhiêu năm trời, càng không có mặt mũi nào đối diện với chính mình. Đến tận ngày hôm sau lên lớp học, cô vẫn còn cảm thấy trong ánh mắt bạn bè nhìn cô có cả thái độ khinh khi đặc biệt dành cho học sinh yếu kém, cái biển đề "học sinh chuyển trường xếp thứ 5 từ dưới đếm lên" nặng nề quá, cô bị đè tới mức chẳng thể ngóc đầu dậy.
Những ngày tiếp theo tất nhiên là tự biết xấu hổ mà nỗ lực vươn lên, kiên trì gắng sức, có điều thực tế lại chẳng chiều lòng người, bất kể cố gắng ra sao, Tô Vận Cẩm rốt cuộc vẫn không gặp được cơ hội rửa sạch nỗi hổ thẹn. Tuy rằng những lần thi cử về sau cô không còn nằm trong nhóm bét nhất, thế nhưng đến tận hết năm thứ hai, trong lớp học gồm hơn sáu mươi con người, kết quả của cô vẫn chưa một lần lọt vào nhóm ba mươi học sinh đạt điểm cao nhất. Dần dà, cô cũng bắt đầu tin rằng việc bố mẹ cô trông mong con gái hoá phượng hoàng, dồn dạnh hết thảy cho cô chuyển trường hoàn toàn là một sai lầm, có lẽ cô vốn chẳng phải một đứa con thông minh gì cho cam.
Khi ấy, năm học thứ hai kết thúc, cũng là lúc mọi người phải đối mặt với việc lựa chọn giữa ban Tự nhiên và Xã hội. Thành tích môn Ngữ Văn của Tô Vận Cẩm không tệ, nhưng lịch sử thì cực tồi, Vật Lý vốn là môn học cô yêu thích, thế nhưng Toán với Hoá kết quả đếu không cao, Anh ngũ, Chính trị lại chỉ tầm tầm, vậy nên giữa hai ban Tự nhiên – Xã hội cô cũng phải phân vân hồi lâu.
Đang ở ranh giới ngả nghiêng bất định giữa Tự nhiên và Xã hội thì một hôm, giờ tan học, Tô Vận Cẩm bước qua lối nhỏ đứng đầy các nam sinh nơi cửa lớp, cúi đầu nhằm thẳng hướng nhà vệ sinh ở cuối lối đi, bỗng đâu một câu nói theo gió lột vào tai cô: "… Vớ vẩn, tôi đương nhiên là chọn ban Tự nhiên rồi, ai mà không biết chỉ có đám con gái vùi đầu học gạo với lũ học sinh yếu kém không giãy giụa gì được mới chọn ban Xã hội thôi …". Tiếp sau đó là tràng cười rộ đầy huênh hoang của mấy cậu nam sinh.
Tô Vận Cẩm cảm giác trong đầu vang lên một tiếng "đùng" chát chúa, máu khắp người dồn hết lên mặt. Thực ra, làm gì mà cô không biết những người đang chuyện trò và cười cợt kia đâu phải nhắm vào cô, thế nhưng trái tim thiếu nữ nhạy cảm, tự ti khiến cô cảm thấy bản thân mình chính là cái thứ "con gái vùi đầu học gạo với lũ học sinh yếu kém không giãy giụa gì được" mà người ta đang chế nhạo ngay kia. Cô ngẩng đầu lên, quay lại nhìn đám nam snh chòng chọc. Trong mắt cô, đám nam sinh ấy đều sàn sàn như nhau, liếc nhìn qua quýt càng không thể biết người thốt ra lời lẽ ngông cuồng ấy rốt cuộc là ai. Lúc bình thường cô sợ nhất là bước qua "bức tường người" xúm xít nam sinh này, mỗi lần không đừng được phải đi qua đều luôn thấy chẳng biết phải để tay vào đâu cho phải, lúc này đương nhiên cũng không tiện dừng lại lâu, tuy rằng lòng dạ bực tức, thế nhưng cũng chỉ đành lặng lẽ rảo bước về phía nhà vệ sinh.Hậu quả trực tiếp mà sự việc này mang lại chính là, vào giờ phút cuối cùng xác định nguyện vọng ban Tự nhiên hay Xã hội, Tô Vận Cẩm đã không hề do dự lựa chọn ban Tự nhiên. Cô nghĩ, có lẽ chính một chút lòng kiêu hãnh còn sót lại của bản thân đã thôi thúc mình đưa ra quyết định này.
Thế nên, vào cái ngày tháng Năm từ sớm tinh mơ đã nóng bức ngột ngạt làm người ta thở chẳng ra hơi này, Tô Vận Cẩm ngồi trong phòng học của một lớp thuộc ban Tự nhiên năm thứ ba trung học, nhìn dòng phương trình hoá học viết mãi chẳng xong ngay trước mắt, quăng mạnh chíêc bút trong tay vào hộp, toàn thân dồn hết sức tựa về phía sau, buông tiếng thở dài ngao ngán. Cô rốt cuộc phát hiện ra rằng bản thân mình nhất thời theo thói hành xự cảm tính mà đưa ra quyết định thực ngu xuẩn biết bao, cô căn bản không có tư chất theo học ban Tự nhiên.Ai nói là mùa hoa rạng rỡ, mùa mưa ảo huyền cơ chứ? Mùa hoa, mùa mưa của Tô Vận Cẩm đều chỉ là mây mù che khuất mặt trời.
Thứ khiến cho người ta phải muộn phiền không chỉ có mỗi việc học hành. Cô nhìn quanh một lượt phòng học đầy kín người, chỉ trông thấy từng vầng trán đang chúi vào đống sách vở, tứ bề lặng phắc như tờ, mọi người đều đang chuyên tâm tự học, chẳng một ai trò chuyện nói năng. Tô Vận Cẩm trong lòng tự mỉa mai: kể cả bốn phía cười đùa xôm tụ rầm rĩ đi chăng nữa, cô cũng chẳng có cách nào chen vào nổi.Lớp này cũng như tất cả các lớp ban Tự nhiên khác đều "dương thịnh âm suy", phân ban xong xuôi tất thảy có năm mươi bảy học sinh, nữ chỉ vỏn vẹn tám, trong đó năm cô là người ở đây, về cơ bản bọn họ đều không nội trú tại trường, hằng ngày tan học buổi chiều đều về nhà ăn cơm, sau đó quay lại trường vào giờ tự học buổi tối, sau khi giờ tự học kết thúc lại trở về nhà ngủ. Trước buổi học sáng và trước giờ tự học tối hằng ngày đều là những khoảng thơi gian sôi nổi nhất của các cô gái thành thị ấy. Bọn họ chia sẻ các tình tiết hay ho trong bộ phim truyền hình tối hôm trước và dáng vẻ mới của thần tượng mình trên kênh MTV, bàn tán về cửa tiệm thời trang nào đó ở góc đường có bày chiếc váy lộng lẫy, hoặc là trao đổi với đám nam sinh về những thông tin quan trọng trên bản tin thể thao hằng ngày. Tô Vận Cẩm ngày ngày đều im lặng lắng nghe, không chen vào nổi câu nào. Cô ở bên ngoài cái thế giới sặc sỡ mà họ bàn tán. Mỗi ngày, sau khi giờ tự học kết thúc, cô chỉ có thể trở về căn phòng ký túc có độc cái giường cùng những bức tường. Do học sinh ngoại tỉnh ở trường này không nhiều, phần lớn học sinh trong vùng đều không lưu trú tại trường nên khu ký túc xá khá tuềnh toàng. Ở trong đó đều là những học sinh đến từ vùng ngoại ô hay thôn quê như Tô Vận Cẩm. Bọn họ đa phần đều có vẻ trầm lặng và hiền lành như nhau, kể cả buổi tối có túm năm tụm ba trong ký túc, cũng ít khi bàn luận rôm rả, mà thường là lúc nửa đêm hay khi sáng sớm, từ chăn đắp lọt ra những tia sáng chong đen pin đọc sách khuya.Hai bạn nữ cũng xuất thân thôn quê khác ở cùng một phòng ký túc với Tô Vận Cẩm, một người tên Mạc Úc Hoa, một người tên Chu Tịnh. Cái khác với Tô Vận Cẩm là họ đều qua kỳ thi trung học, nhờ đạt điểm cao mà trúng tuyển vào trường này. Thêm nữa, thành tích học tập trong lớp của họ rất khá, xưa nay đều rất mực cần cù, con mắt bọn họ nhìn Tô Vận Cẩm không phải không có ý khinh khi. Tô Vận Cẩm cảm thấy như thế cũng phải , cùng là "con cái từ nhà quê ra", đến một điểm bấu víu là được danh chính ngôn thuận tuyển vào trường cô cũng không có nổi.Mạc Úc Hoa thân hình hơi mập, dung mạo tầm tầm, cô là người học hành dùi mài nhất trong lớp, lúc thường chẳng mấy nói cười, giải bài và học thuộc từ là những việc cô làm một cách bản năng như hít thở vậy, thế nhưng được cái không đến nỗi khó sống chung, nước lấy về thi thoảng cũng vui lòng san sẻ một phần cho Tô Vận Cẩm."Người như chúng mình, ngoài việc đâm đầu đổ đuôi học hành ra, còn con đường nào khác để có thể thoát ra khỏi cửa nhà nông đâu?". Đây là câu Mạc Úc Hoa nói với Tô Vận Cẩm trong lần trò chuyện thân tình duy nhất.
Chu Tịnh thì lại nhỏ nhắn xinh xắn, nhiệt tình với công việc tập thể, thích lăng xăng trước mặt thầy cô, thích giành phần lau bảng, cũng ưa góp lời lúc các bạn nữ thành thị ở trên lớp "toạ đàm", thế mà chẳng bao giờ được thoả lòng mong ước, bù lại thì bầu bạn với đám nam sinh cũng không đến nỗi tệ. Cô với Tô Vận Cẩm quan hệ cũng sơ sơ, làng nhàng.
Tô Vận Cẩm sinh ra và lớn lên ở một huyện gần nơi phố thị, bố cô là giáo viên dạy môn Sinh học trên huyện, mẹ cô vốn là kế toán của một xưởng dệt kim trong thị trấn, sau này phải nghỉ việc giữa "làn sóng cải cách doanh nghiệp", cực chẳng đã đành phải lui về làm phụ nữ chăm lo nội trợ gia đình. Bởi sức khoẻ ông bố không tốt, thường xuyên ra vào bệnh viện, cuộc sống của cả nhà Tô Vận Cẩm không đến mức dư dật, thế nhưng bố mẹ luôn cưng nựng đứa con gái độc nhất là cô, vậy nên từ nhỏ tới lớn Tô Vận Cẩm chưa từng phải chịu thiệt thòi bao giờ. Sau khi để con gái học hết năm thứ nhất ở trường trung học mà mình giảng dạy, bố cô chán nản với tình trạng lạc hậu của chất lượng giáo dục ở địa phương, muốn cho ái nữ duy nhất có thể thi đỗ vào một trường đại học tốt, ông huy động hết tất cả khoản tích cóp của một gia đình theo nghề dạy học, vận dụng mọi mối quen biết xã giao, chuyển Vận Cẩm đến một trường cấp III trọng điểm trên tỉnh.
Tô Vận Cẩm thật khó chấp nhận sự sắp đặt này của bố mẹ: một mặt, việc chuyển trường đồng nghĩa với việc từ lúc lọt lòng tới giờ, đây là lần đầu tiên cô phải rời xa bố mẹ mà bước ra ngoài học hành; mặt khác, chi phí chọn trường theo học đắt đỏ khiến cô mỗi tối trước khi đi ngủ nghĩ tới là lại thấy đau lòng. Tất nhiên, rốt cuộc cô chẳng cưỡng lại ý bố mẹ, cũng không nhẫn tâm làm trái với mong đợi tha thiết của họ, thế nên bắt đầu từ học kỳ mới của năm thứ hai, cô đã trở thành học sinh chuyển tiếp của trường trung học trọng điểm trong tỉnh.
Tô Vận Cẩm đã sớm trù liệu rằng khi bước vào một môi trường mới, thoạt tiên sẽ có cảm giác không thích nghi, thế nhưng cô không ngờ thứ cảm giác dằn vặt theo đó xuất hiện lại sâu đậm đến thế. Thành tích của cô vốn không tệ, xếp hạng thi cử ở trường cũ luôn quanh quẩn trong tốp mười, thế mà bài kiểm tra thứ nhất sau khi chuyễn trường đã khiến cô lần đầu tiên cảm nhận được sự cách biệt khốc liệt. Theo xếp hạng kết quả tổng hợp, cô xếp thứ 5 từ dưới đếm lên trong lớp. Buổi tối hôm ấy, cô giấu mình trong chăn khóc rất lâu, hoàn toàn không có dũng khí để hở ra cho bố mẹ biết chút xíu tin tức gì về kết quả kiểm tra. Phần lo sợ, phần nhiều là xấu hổ, Tô Vận Cẩm cảm thấy bản thân dường như chăng còn mặt mũi nào đối diện với bố mẹ cùng khoản tiền mồ hôi nước mắt mà họ đã tích cóp bao nhiêu năm trời, càng không có mặt mũi nào đối diện với chính mình. Đến tận ngày hôm sau lên lớp học, cô vẫn còn cảm thấy trong ánh mắt bạn bè nhìn cô có cả thái độ khinh khi đặc biệt dành cho học sinh yếu kém, cái biển đề "học sinh chuyển trường xếp thứ 5 từ dưới đếm lên" nặng nề quá, cô bị đè tới mức chẳng thể ngóc đầu dậy.
Những ngày tiếp theo tất nhiên là tự biết xấu hổ mà nỗ lực vươn lên, kiên trì gắng sức, có điều thực tế lại chẳng chiều lòng người, bất kể cố gắng ra sao, Tô Vận Cẩm rốt cuộc vẫn không gặp được cơ hội rửa sạch nỗi hổ thẹn. Tuy rằng những lần thi cử về sau cô không còn nằm trong nhóm bét nhất, thế nhưng đến tận hết năm thứ hai, trong lớp học gồm hơn sáu mươi con người, kết quả của cô vẫn chưa một lần lọt vào nhóm ba mươi học sinh đạt điểm cao nhất. Dần dà, cô cũng bắt đầu tin rằng việc bố mẹ cô trông mong con gái hoá phượng hoàng, dồn dạnh hết thảy cho cô chuyển trường hoàn toàn là một sai lầm, có lẽ cô vốn chẳng phải một đứa con thông minh gì cho cam.
Khi ấy, năm học thứ hai kết thúc, cũng là lúc mọi người phải đối mặt với việc lựa chọn giữa ban Tự nhiên và Xã hội. Thành tích môn Ngữ Văn của Tô Vận Cẩm không tệ, nhưng lịch sử thì cực tồi, Vật Lý vốn là môn học cô yêu thích, thế nhưng Toán với Hoá kết quả đếu không cao, Anh ngũ, Chính trị lại chỉ tầm tầm, vậy nên giữa hai ban Tự nhiên – Xã hội cô cũng phải phân vân hồi lâu.
Đang ở ranh giới ngả nghiêng bất định giữa Tự nhiên và Xã hội thì một hôm, giờ tan học, Tô Vận Cẩm bước qua lối nhỏ đứng đầy các nam sinh nơi cửa lớp, cúi đầu nhằm thẳng hướng nhà vệ sinh ở cuối lối đi, bỗng đâu một câu nói theo gió lột vào tai cô: "… Vớ vẩn, tôi đương nhiên là chọn ban Tự nhiên rồi, ai mà không biết chỉ có đám con gái vùi đầu học gạo với lũ học sinh yếu kém không giãy giụa gì được mới chọn ban Xã hội thôi …". Tiếp sau đó là tràng cười rộ đầy huênh hoang của mấy cậu nam sinh.
Tô Vận Cẩm cảm giác trong đầu vang lên một tiếng "đùng" chát chúa, máu khắp người dồn hết lên mặt. Thực ra, làm gì mà cô không biết những người đang chuyện trò và cười cợt kia đâu phải nhắm vào cô, thế nhưng trái tim thiếu nữ nhạy cảm, tự ti khiến cô cảm thấy bản thân mình chính là cái thứ "con gái vùi đầu học gạo với lũ học sinh yếu kém không giãy giụa gì được" mà người ta đang chế nhạo ngay kia. Cô ngẩng đầu lên, quay lại nhìn đám nam snh chòng chọc. Trong mắt cô, đám nam sinh ấy đều sàn sàn như nhau, liếc nhìn qua quýt càng không thể biết người thốt ra lời lẽ ngông cuồng ấy rốt cuộc là ai. Lúc bình thường cô sợ nhất là bước qua "bức tường người" xúm xít nam sinh này, mỗi lần không đừng được phải đi qua đều luôn thấy chẳng biết phải để tay vào đâu cho phải, lúc này đương nhiên cũng không tiện dừng lại lâu, tuy rằng lòng dạ bực tức, thế nhưng cũng chỉ đành lặng lẽ rảo bước về phía nhà vệ sinh.Hậu quả trực tiếp mà sự việc này mang lại chính là, vào giờ phút cuối cùng xác định nguyện vọng ban Tự nhiên hay Xã hội, Tô Vận Cẩm đã không hề do dự lựa chọn ban Tự nhiên. Cô nghĩ, có lẽ chính một chút lòng kiêu hãnh còn sót lại của bản thân đã thôi thúc mình đưa ra quyết định này.
Thế nên, vào cái ngày tháng Năm từ sớm tinh mơ đã nóng bức ngột ngạt làm người ta thở chẳng ra hơi này, Tô Vận Cẩm ngồi trong phòng học của một lớp thuộc ban Tự nhiên năm thứ ba trung học, nhìn dòng phương trình hoá học viết mãi chẳng xong ngay trước mắt, quăng mạnh chíêc bút trong tay vào hộp, toàn thân dồn hết sức tựa về phía sau, buông tiếng thở dài ngao ngán. Cô rốt cuộc phát hiện ra rằng bản thân mình nhất thời theo thói hành xự cảm tính mà đưa ra quyết định thực ngu xuẩn biết bao, cô căn bản không có tư chất theo học ban Tự nhiên.Ai nói là mùa hoa rạng rỡ, mùa mưa ảo huyền cơ chứ? Mùa hoa, mùa mưa của Tô Vận Cẩm đều chỉ là mây mù che khuất mặt trời.
Thứ khiến cho người ta phải muộn phiền không chỉ có mỗi việc học hành. Cô nhìn quanh một lượt phòng học đầy kín người, chỉ trông thấy từng vầng trán đang chúi vào đống sách vở, tứ bề lặng phắc như tờ, mọi người đều đang chuyên tâm tự học, chẳng một ai trò chuyện nói năng. Tô Vận Cẩm trong lòng tự mỉa mai: kể cả bốn phía cười đùa xôm tụ rầm rĩ đi chăng nữa, cô cũng chẳng có cách nào chen vào nổi.Lớp này cũng như tất cả các lớp ban Tự nhiên khác đều "dương thịnh âm suy", phân ban xong xuôi tất thảy có năm mươi bảy học sinh, nữ chỉ vỏn vẹn tám, trong đó năm cô là người ở đây, về cơ bản bọn họ đều không nội trú tại trường, hằng ngày tan học buổi chiều đều về nhà ăn cơm, sau đó quay lại trường vào giờ tự học buổi tối, sau khi giờ tự học kết thúc lại trở về nhà ngủ. Trước buổi học sáng và trước giờ tự học tối hằng ngày đều là những khoảng thơi gian sôi nổi nhất của các cô gái thành thị ấy. Bọn họ chia sẻ các tình tiết hay ho trong bộ phim truyền hình tối hôm trước và dáng vẻ mới của thần tượng mình trên kênh MTV, bàn tán về cửa tiệm thời trang nào đó ở góc đường có bày chiếc váy lộng lẫy, hoặc là trao đổi với đám nam sinh về những thông tin quan trọng trên bản tin thể thao hằng ngày. Tô Vận Cẩm ngày ngày đều im lặng lắng nghe, không chen vào nổi câu nào. Cô ở bên ngoài cái thế giới sặc sỡ mà họ bàn tán. Mỗi ngày, sau khi giờ tự học kết thúc, cô chỉ có thể trở về căn phòng ký túc có độc cái giường cùng những bức tường. Do học sinh ngoại tỉnh ở trường này không nhiều, phần lớn học sinh trong vùng đều không lưu trú tại trường nên khu ký túc xá khá tuềnh toàng. Ở trong đó đều là những học sinh đến từ vùng ngoại ô hay thôn quê như Tô Vận Cẩm. Bọn họ đa phần đều có vẻ trầm lặng và hiền lành như nhau, kể cả buổi tối có túm năm tụm ba trong ký túc, cũng ít khi bàn luận rôm rả, mà thường là lúc nửa đêm hay khi sáng sớm, từ chăn đắp lọt ra những tia sáng chong đen pin đọc sách khuya.Hai bạn nữ cũng xuất thân thôn quê khác ở cùng một phòng ký túc với Tô Vận Cẩm, một người tên Mạc Úc Hoa, một người tên Chu Tịnh. Cái khác với Tô Vận Cẩm là họ đều qua kỳ thi trung học, nhờ đạt điểm cao mà trúng tuyển vào trường này. Thêm nữa, thành tích học tập trong lớp của họ rất khá, xưa nay đều rất mực cần cù, con mắt bọn họ nhìn Tô Vận Cẩm không phải không có ý khinh khi. Tô Vận Cẩm cảm thấy như thế cũng phải , cùng là "con cái từ nhà quê ra", đến một điểm bấu víu là được danh chính ngôn thuận tuyển vào trường cô cũng không có nổi.Mạc Úc Hoa thân hình hơi mập, dung mạo tầm tầm, cô là người học hành dùi mài nhất trong lớp, lúc thường chẳng mấy nói cười, giải bài và học thuộc từ là những việc cô làm một cách bản năng như hít thở vậy, thế nhưng được cái không đến nỗi khó sống chung, nước lấy về thi thoảng cũng vui lòng san sẻ một phần cho Tô Vận Cẩm."Người như chúng mình, ngoài việc đâm đầu đổ đuôi học hành ra, còn con đường nào khác để có thể thoát ra khỏi cửa nhà nông đâu?". Đây là câu Mạc Úc Hoa nói với Tô Vận Cẩm trong lần trò chuyện thân tình duy nhất.
Chu Tịnh thì lại nhỏ nhắn xinh xắn, nhiệt tình với công việc tập thể, thích lăng xăng trước mặt thầy cô, thích giành phần lau bảng, cũng ưa góp lời lúc các bạn nữ thành thị ở trên lớp "toạ đàm", thế mà chẳng bao giờ được thoả lòng mong ước, bù lại thì bầu bạn với đám nam sinh cũng không đến nỗi tệ. Cô với Tô Vận Cẩm quan hệ cũng sơ sơ, làng nhàng.
saving score / loading statistics ...