Text Practice Mode
Hiếu là thiện hạnh cao nhất
created Jul 31st 2021, 13:22 by LHuHuy
1
2218 words
0 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Hiếu đứng đầu trăm điều thiện,tâm hiếu khai mở, thì trăm thiện tự nhiên sẽ khai mở.
Một người có tâm hiếu thì có tính tự tư không? Không có. Một người có tâm hiếu thì có hay tranh cãi không? Cha mẹ gọi, trả lời ngay. Cha mẹ bảo, chớ làm biếng. Các vị bằng hữu, đừng nên xem thường Đệ Tử Quy Nhập tắc hiếu ở nhà phải hiếu đã giải quyết hết vấn đề của con cái các vị. Khi chúng biết được: Thân bị thương cha mẹ lo, chúng có còn đảo lộn cuộc sống không? Không. Chúng có sống vô trách nhiệm không? Đức tổn thương, cha mẹ tủi. Chúng sẽ rất cần cù, bởi vì cha mẹ thích, dốc lòng làm, hi vọng khiến cho cha mẹ vui lòng, khiến cha mẹ an ủi.
Vì thế, tâm hiếu mà mở thì ngoài việc hiếu kính cha mẹ, sẽ hòa ái với anh em. Bởi vì nếu anh em xảy ra xung đột thì ai sẽ buồn nhất? Là cha mẹ. Cho nên, anh thương em, em kính anh. Anh em thuận, hiếu trong đó.
Chúng ta cũng thể hội được, một người thật có lòng hiếu thì đối với cha mẹ của người khác họ cũng sẽ có cái tâm cung kính. Mở rộng ra, họ cũng sẽ hiếu kính đối với tất cả trưởng bối. Vậy họ có thể ức hiếp con cái của người khác không? Không có. Bởi vì họ biết làm cho con cái người khác bị tổn thương thì cha mẹ của họ sẽ rất đau lòng. Tâm thấu hiểu này của họ cứ thế tự nhiên mở rộng, vươn xa hơn. Cho nên tấm lòng nhân từ của một người bắt nguồn từ điểm này, từ hiếu đạo này, từ tình cảm cha mẹ với con cái mở rộng ra. Do vậy học nhập tắc hiếu rất quan trọng.
Vì vậy, chúng ta phải chỉ dẫn con cái nhớ nghĩ ân đức của cha mẹ. Khi bắt đầu nói về điều này, chúng tôi thường kể câu chuyện về Phật Đà như sau: hai ba nghìn năm trước, có vị Thánh gọi là Phật Đà. Có một hôm, Ngài dẫn theo các học trò của mình ra vùng ngoại thành. Trên đường đi thì nhìn thấy một đống xương khô. Đức Phật đem xương này phân chia thành hai đống. Một đống có màu tương đối trắng, một đống có màu tương đối đen thâm. Học trò cũng rất hiếu học, học trò biết rằng: Tâm có nghi, thì chép lại. Học hỏi người, mong chính xác, thế nên hiểu được việc học hỏi là phải biết nêu câu hỏi. Tiếp đến, Đức Phật liền nói với các học trò: Tại sao hai đống xương khô này, một đống thì màu trắng, một đống thì màu thâm đen?. Đống xương có màu thâm đen này là xương của người nữ. Xương của người nữ vì sao lại có màu thâm đen hơn? Bởi vì làm mẹ phải mang thai mười tháng. Trong thời gian mười tháng mang thai, tất cả dinh dưỡng của đứa trẻ là từ trong máu huyết của người mẹ chuyển qua cho con. Nếu chất canxi của đứa trẻ không đủ thì phải lấy từ trong xương của người mẹ truyền qua. Vì vậy, mang thai mười tháng rất vất vả.
Các em xem mẹ trong mười tháng trời đều phải giữ gìn các em thật cẩn thận. Hơn nữa, thể trọng của các em mỗi ngày một nặng hơn. Trong thời gian mẹ đang mang thai sẽ có phản ứng sinh lý bị buồn nôn, ăn cơm không được, nhưng cũng tự mình gắng gượng, nhất định phải tiếp tục ăn. Này các bạn nhỏ, tại sao mẹ không còn thèm ăn gì nhưng lại phải ăn? Vì mẹ muốn có đủ dinh dưỡng để truyền cho đứa con. Vì vậy, dù cho mẹ rất khó chịu cũng cố gắng ép mình ăn uống cho bằng được. Các em nhỏ, các em có kén ăn được không? Hãy xem, mẹ đã vì các em mà sẵn lòng ăn mọi thứ thức ăn, các em cũng nên học theo mẹ, không nên kén ăn. Đồ nên ăn, đồ dinh dưỡng thì phải ăn để thân thể khỏe mạnh, khiến cho mẹ vui lòng. Chúng ta dạy bảo như vậy, con trẻ sẽ hiểu mà cảm động.
Thời gian mười tháng mang thai, cơ thể người mẹ rất nặng nề, đi lại đều không dễ dàng.
Tiếp đến tôi dạy cho học trò nói: Thầy đã từng quan sát, hai bên giường sản phụ người ta làm hai cái thanh sắt rất to, nhưng sau một thời gian, chúng cũng bị cong lại. Sức mạnh gì đã khiến thanh sắt ấy bị cong vậy?. Chúng nói: Là sức mạnh của sự đau đớn. Tại vì lúc mẹ sinh rất đau, vì vậy đã nắm lấy cái thanh này. Năm này qua tháng nọ, hai thanh sắt này bị những sức mạnh này làm cong đi. Đau đớn của người mẹ khi chuyển dạ sinh con còn đau hơn cái đau của bệnh ung thư. Rất nhiều người bị bệnh ung thư vì sao lại tự tử? Vì không chịu nổi cái đau. Thế mà người mẹ lại có thể chịu đựng sự đau đớn hơn sự đau đớn của bị ung thư. Khi người mẹ sinh đứa con ra, suy nghĩ đầu tiên là gì? Là con mình có khỏe mạnh hay không? Tình thương của mẹ với các em đã làm cho mẹ có thể hoàn toàn bỏ sang một bên sự đau đớn như vậy. Ân đức này cả một đời này chúng ta phải ghi nhớ trong lòng.
Tiếp đến, nuôi dưỡng dạy dỗ các con lại càng vất vả hơn. Có một cô bạn trẻ nói rằng: Trước khi chưa sinh em bé thì thường muốn nhanh nhanh sinh nó ra, nhưng sau khi sinh ra cảm thấy rất muốn bỏ nó trở lại vào trong bụng. Cho nên công lao của dưỡng dục hơn cả sinh ra, bởi vì bao nhiêu là đêm dài đều phải thao thức hao gầy với đứa trẻ. Nếu như buổi tối con không ngủ thì mọi người ở trong nhà phải luân phiên thay nhau như là thi tiếp sức. Tôi cũng từng như vậy. Khi đứa cháu không chịu ngủ, tôi cũng phải chia ca, nhưng mà tôi bế nó chỉ khoảng chừng hai mươi phút thì đã không chịu nổi, tay mỏi đến rụng rời. Tôi bế đứa cháu nhỏ và nói với nó: Sau này con mà không hiếu thảo với mẹ, thì cậu là người đầu tiên sẽ trách phạt con đấy. Bởi vì đã bao nhiêu ngày đêm mẹ phải vất vả để con được ngủ, canh chừng con cả đêm. Bao nhiêu lần con bị bệnh, cho dù là nửa đêm cha mẹ cũng đều đưa con đi bác sĩ khám, bao nhiêu là ngày lo lắng bữa ăn kế tiếp của con mình phải làm sao. Những áp lực cuộc sống này, trọng trách của việc dạy dỗ lúc nào cũng đặt trên vai của cha mẹ. Nên Đức Phật đã nói với các học trò: Ân đức của cha mẹ, một đời này của chúng ta không thể báo đáp được. Chúng ta phải tận tâm tận lực để làm một người con có hiếu đạo. Chúng tôi đã nói với bọn trẻ hết những vất vả của cha mẹ trong quá trình giảng giải, có một số em đã cảm động rơi nước mắt.
Chúng tôi tiếp tục nói với các học trò: Chúng ta cảm động vì sự vất vả của cha mẹ, vậy sau khi rơi nước mắt rồi phải làm sao?. Các em chân thật cảm nhận được ân đức của cha mẹ, thì phải bắt đầu bằng những hành động hiếu thuận. Khi các em có thể làm được một điều trong quyển Đệ Tử Quy các em đã tận được một phần tâm hiếu. Khi các em làm được tất cả điều trong Đệ Tử Quy thì hiếu các em đã làm được viên mãn. Khi trẻ con khởi lên cái tâm biết ơn, thì chúng ta tiếp theo sẽ dạy chúng phải báo ơn. Nỗ lực thực hiện hiếu đạo từ đâu? Chúng ta cùng xem Đệ Tử Quy. Trong đoạn Kinh văn này, chúng ta cùng nhau đọc qua một lần.
Cha mẹ gọi, trả lời ngay. Cha mẹ bảo, chớ làm biếng. Cha mẹ dạy, phải kính nghe. Cha mẹ trách, phải thừa nhận
Đây là nói thái độ nói chuyện với cha mẹ rất quan trọng. Kỳ thực, đạo đức học vấn của một người nhìn từ chỗ nào vậy? Từ cử chỉ, lời nói của họ. Thái độ của trẻ khi nói chuyện với cha mẹ đều có ảnh hưởng sâu xa đến chúng. Khi chúng đang hình thành tâm hiếu, tâm cung kính, thì cũng đang chuẩn bị rất tốt nền tảng cho học vấn. Khi chúng không có sự hiếu và kính này, chúng sinh khởi là tâm gì? Có thể là tâm ngạo mạn, có thể là tâm không cung kính, như vậy rất có khả năng sẽ hủy hoại đạo nghiệp một đời của chúng.
Một người nếu muốn cống hiến cho đất nước, cho xã hội, trong sách Đại Học có câu: Thời xưa kẻ muốn làm sáng cái đức của mình trong thiên hạ, thì trước hết phải trị được nước của mình; muốn trị được nước của mình, thì trước tiên phải chỉnh đốn được nhà của mình; muốn tu sửa thân mình thì tâm mình phải đoan chính. Cho nên trẻ phải thành ý chánh tâm thì chúng mới có thể tu thân, tề gia. Việc trưởng dưỡng sự hiếu và kính của trẻ là chánh cái tâm của chúng.
Phải hiểu cách vật trí tri. Cách vật chính là loại bỏ cái tham muốn của chúng, loại trừ thói quen xấu của chúng như thiếu kiên nhẫn, ngạo mạn. Từ nhỏ có thể chuyển hóa tập tính xấu này của chúng chính là cách vật trí tri, thì có thể thành ý chánh tâm. Đại học vấn đều là từ nơi nhỏ mà bắt đầu bén rễ.
Tâm là căn bản, tất cả những hành vi đều từ trong tâm quý vị phát ra ngoài. Khi một người mà trong tâm chân thật cung kính, người đó sẽ cung kính đối với tất cả. Vì vậy trong chương đầu Lễ Ký Khúc Lễ mở đầu có nói: Khúc lễ viết, vô bất kính. Đối với tất cả người, vật, sự việc đều phải cung kính.
Một người đối với cha mẹ, anh em, trưởng bối đều cung kính, thì đối với những việc mà cha mẹ giao phó họ sẽ như thế nào? Đều tận tâm tận lực như nhau. Khi họ cung kính với người thì sẽ cung kính với việc. Khi họ cung kính với người thì thức ăn mà cha mẹ vất vả khổ nhọc kiếm tiền mua được họ có lãng phí hay không? Không. Nên khi trẻ con biết cung kính với người, thì trong tâm sẽ tự nhiên cũng sinh cung kính Câu giáo huấn Cha mẹ gọi trả lời ngay. Cha mẹ bảo chớ lười biếng. Cha mẹ dạy phải kính nghe. Cha mẹ trách,phải thừa nhận đều là nói đến tâm cung kính của con cái đối với cha mẹ. Kỳ thực, một người có thể cảm nhận sâu sắc ân đức của cha mẹ, thì tâm tình người đó sẽ tự nhiên dịu dàng, tự nhiên cung kính.
Một người có tâm hiếu thì có tính tự tư không? Không có. Một người có tâm hiếu thì có hay tranh cãi không? Cha mẹ gọi, trả lời ngay. Cha mẹ bảo, chớ làm biếng. Các vị bằng hữu, đừng nên xem thường Đệ Tử Quy Nhập tắc hiếu ở nhà phải hiếu đã giải quyết hết vấn đề của con cái các vị. Khi chúng biết được: Thân bị thương cha mẹ lo, chúng có còn đảo lộn cuộc sống không? Không. Chúng có sống vô trách nhiệm không? Đức tổn thương, cha mẹ tủi. Chúng sẽ rất cần cù, bởi vì cha mẹ thích, dốc lòng làm, hi vọng khiến cho cha mẹ vui lòng, khiến cha mẹ an ủi.
Vì thế, tâm hiếu mà mở thì ngoài việc hiếu kính cha mẹ, sẽ hòa ái với anh em. Bởi vì nếu anh em xảy ra xung đột thì ai sẽ buồn nhất? Là cha mẹ. Cho nên, anh thương em, em kính anh. Anh em thuận, hiếu trong đó.
Chúng ta cũng thể hội được, một người thật có lòng hiếu thì đối với cha mẹ của người khác họ cũng sẽ có cái tâm cung kính. Mở rộng ra, họ cũng sẽ hiếu kính đối với tất cả trưởng bối. Vậy họ có thể ức hiếp con cái của người khác không? Không có. Bởi vì họ biết làm cho con cái người khác bị tổn thương thì cha mẹ của họ sẽ rất đau lòng. Tâm thấu hiểu này của họ cứ thế tự nhiên mở rộng, vươn xa hơn. Cho nên tấm lòng nhân từ của một người bắt nguồn từ điểm này, từ hiếu đạo này, từ tình cảm cha mẹ với con cái mở rộng ra. Do vậy học nhập tắc hiếu rất quan trọng.
Vì vậy, chúng ta phải chỉ dẫn con cái nhớ nghĩ ân đức của cha mẹ. Khi bắt đầu nói về điều này, chúng tôi thường kể câu chuyện về Phật Đà như sau: hai ba nghìn năm trước, có vị Thánh gọi là Phật Đà. Có một hôm, Ngài dẫn theo các học trò của mình ra vùng ngoại thành. Trên đường đi thì nhìn thấy một đống xương khô. Đức Phật đem xương này phân chia thành hai đống. Một đống có màu tương đối trắng, một đống có màu tương đối đen thâm. Học trò cũng rất hiếu học, học trò biết rằng: Tâm có nghi, thì chép lại. Học hỏi người, mong chính xác, thế nên hiểu được việc học hỏi là phải biết nêu câu hỏi. Tiếp đến, Đức Phật liền nói với các học trò: Tại sao hai đống xương khô này, một đống thì màu trắng, một đống thì màu thâm đen?. Đống xương có màu thâm đen này là xương của người nữ. Xương của người nữ vì sao lại có màu thâm đen hơn? Bởi vì làm mẹ phải mang thai mười tháng. Trong thời gian mười tháng mang thai, tất cả dinh dưỡng của đứa trẻ là từ trong máu huyết của người mẹ chuyển qua cho con. Nếu chất canxi của đứa trẻ không đủ thì phải lấy từ trong xương của người mẹ truyền qua. Vì vậy, mang thai mười tháng rất vất vả.
Các em xem mẹ trong mười tháng trời đều phải giữ gìn các em thật cẩn thận. Hơn nữa, thể trọng của các em mỗi ngày một nặng hơn. Trong thời gian mẹ đang mang thai sẽ có phản ứng sinh lý bị buồn nôn, ăn cơm không được, nhưng cũng tự mình gắng gượng, nhất định phải tiếp tục ăn. Này các bạn nhỏ, tại sao mẹ không còn thèm ăn gì nhưng lại phải ăn? Vì mẹ muốn có đủ dinh dưỡng để truyền cho đứa con. Vì vậy, dù cho mẹ rất khó chịu cũng cố gắng ép mình ăn uống cho bằng được. Các em nhỏ, các em có kén ăn được không? Hãy xem, mẹ đã vì các em mà sẵn lòng ăn mọi thứ thức ăn, các em cũng nên học theo mẹ, không nên kén ăn. Đồ nên ăn, đồ dinh dưỡng thì phải ăn để thân thể khỏe mạnh, khiến cho mẹ vui lòng. Chúng ta dạy bảo như vậy, con trẻ sẽ hiểu mà cảm động.
Thời gian mười tháng mang thai, cơ thể người mẹ rất nặng nề, đi lại đều không dễ dàng.
Tiếp đến tôi dạy cho học trò nói: Thầy đã từng quan sát, hai bên giường sản phụ người ta làm hai cái thanh sắt rất to, nhưng sau một thời gian, chúng cũng bị cong lại. Sức mạnh gì đã khiến thanh sắt ấy bị cong vậy?. Chúng nói: Là sức mạnh của sự đau đớn. Tại vì lúc mẹ sinh rất đau, vì vậy đã nắm lấy cái thanh này. Năm này qua tháng nọ, hai thanh sắt này bị những sức mạnh này làm cong đi. Đau đớn của người mẹ khi chuyển dạ sinh con còn đau hơn cái đau của bệnh ung thư. Rất nhiều người bị bệnh ung thư vì sao lại tự tử? Vì không chịu nổi cái đau. Thế mà người mẹ lại có thể chịu đựng sự đau đớn hơn sự đau đớn của bị ung thư. Khi người mẹ sinh đứa con ra, suy nghĩ đầu tiên là gì? Là con mình có khỏe mạnh hay không? Tình thương của mẹ với các em đã làm cho mẹ có thể hoàn toàn bỏ sang một bên sự đau đớn như vậy. Ân đức này cả một đời này chúng ta phải ghi nhớ trong lòng.
Tiếp đến, nuôi dưỡng dạy dỗ các con lại càng vất vả hơn. Có một cô bạn trẻ nói rằng: Trước khi chưa sinh em bé thì thường muốn nhanh nhanh sinh nó ra, nhưng sau khi sinh ra cảm thấy rất muốn bỏ nó trở lại vào trong bụng. Cho nên công lao của dưỡng dục hơn cả sinh ra, bởi vì bao nhiêu là đêm dài đều phải thao thức hao gầy với đứa trẻ. Nếu như buổi tối con không ngủ thì mọi người ở trong nhà phải luân phiên thay nhau như là thi tiếp sức. Tôi cũng từng như vậy. Khi đứa cháu không chịu ngủ, tôi cũng phải chia ca, nhưng mà tôi bế nó chỉ khoảng chừng hai mươi phút thì đã không chịu nổi, tay mỏi đến rụng rời. Tôi bế đứa cháu nhỏ và nói với nó: Sau này con mà không hiếu thảo với mẹ, thì cậu là người đầu tiên sẽ trách phạt con đấy. Bởi vì đã bao nhiêu ngày đêm mẹ phải vất vả để con được ngủ, canh chừng con cả đêm. Bao nhiêu lần con bị bệnh, cho dù là nửa đêm cha mẹ cũng đều đưa con đi bác sĩ khám, bao nhiêu là ngày lo lắng bữa ăn kế tiếp của con mình phải làm sao. Những áp lực cuộc sống này, trọng trách của việc dạy dỗ lúc nào cũng đặt trên vai của cha mẹ. Nên Đức Phật đã nói với các học trò: Ân đức của cha mẹ, một đời này của chúng ta không thể báo đáp được. Chúng ta phải tận tâm tận lực để làm một người con có hiếu đạo. Chúng tôi đã nói với bọn trẻ hết những vất vả của cha mẹ trong quá trình giảng giải, có một số em đã cảm động rơi nước mắt.
Chúng tôi tiếp tục nói với các học trò: Chúng ta cảm động vì sự vất vả của cha mẹ, vậy sau khi rơi nước mắt rồi phải làm sao?. Các em chân thật cảm nhận được ân đức của cha mẹ, thì phải bắt đầu bằng những hành động hiếu thuận. Khi các em có thể làm được một điều trong quyển Đệ Tử Quy các em đã tận được một phần tâm hiếu. Khi các em làm được tất cả điều trong Đệ Tử Quy thì hiếu các em đã làm được viên mãn. Khi trẻ con khởi lên cái tâm biết ơn, thì chúng ta tiếp theo sẽ dạy chúng phải báo ơn. Nỗ lực thực hiện hiếu đạo từ đâu? Chúng ta cùng xem Đệ Tử Quy. Trong đoạn Kinh văn này, chúng ta cùng nhau đọc qua một lần.
Cha mẹ gọi, trả lời ngay. Cha mẹ bảo, chớ làm biếng. Cha mẹ dạy, phải kính nghe. Cha mẹ trách, phải thừa nhận
Đây là nói thái độ nói chuyện với cha mẹ rất quan trọng. Kỳ thực, đạo đức học vấn của một người nhìn từ chỗ nào vậy? Từ cử chỉ, lời nói của họ. Thái độ của trẻ khi nói chuyện với cha mẹ đều có ảnh hưởng sâu xa đến chúng. Khi chúng đang hình thành tâm hiếu, tâm cung kính, thì cũng đang chuẩn bị rất tốt nền tảng cho học vấn. Khi chúng không có sự hiếu và kính này, chúng sinh khởi là tâm gì? Có thể là tâm ngạo mạn, có thể là tâm không cung kính, như vậy rất có khả năng sẽ hủy hoại đạo nghiệp một đời của chúng.
Một người nếu muốn cống hiến cho đất nước, cho xã hội, trong sách Đại Học có câu: Thời xưa kẻ muốn làm sáng cái đức của mình trong thiên hạ, thì trước hết phải trị được nước của mình; muốn trị được nước của mình, thì trước tiên phải chỉnh đốn được nhà của mình; muốn tu sửa thân mình thì tâm mình phải đoan chính. Cho nên trẻ phải thành ý chánh tâm thì chúng mới có thể tu thân, tề gia. Việc trưởng dưỡng sự hiếu và kính của trẻ là chánh cái tâm của chúng.
Phải hiểu cách vật trí tri. Cách vật chính là loại bỏ cái tham muốn của chúng, loại trừ thói quen xấu của chúng như thiếu kiên nhẫn, ngạo mạn. Từ nhỏ có thể chuyển hóa tập tính xấu này của chúng chính là cách vật trí tri, thì có thể thành ý chánh tâm. Đại học vấn đều là từ nơi nhỏ mà bắt đầu bén rễ.
Tâm là căn bản, tất cả những hành vi đều từ trong tâm quý vị phát ra ngoài. Khi một người mà trong tâm chân thật cung kính, người đó sẽ cung kính đối với tất cả. Vì vậy trong chương đầu Lễ Ký Khúc Lễ mở đầu có nói: Khúc lễ viết, vô bất kính. Đối với tất cả người, vật, sự việc đều phải cung kính.
Một người đối với cha mẹ, anh em, trưởng bối đều cung kính, thì đối với những việc mà cha mẹ giao phó họ sẽ như thế nào? Đều tận tâm tận lực như nhau. Khi họ cung kính với người thì sẽ cung kính với việc. Khi họ cung kính với người thì thức ăn mà cha mẹ vất vả khổ nhọc kiếm tiền mua được họ có lãng phí hay không? Không. Nên khi trẻ con biết cung kính với người, thì trong tâm sẽ tự nhiên cũng sinh cung kính Câu giáo huấn Cha mẹ gọi trả lời ngay. Cha mẹ bảo chớ lười biếng. Cha mẹ dạy phải kính nghe. Cha mẹ trách,phải thừa nhận đều là nói đến tâm cung kính của con cái đối với cha mẹ. Kỳ thực, một người có thể cảm nhận sâu sắc ân đức của cha mẹ, thì tâm tình người đó sẽ tự nhiên dịu dàng, tự nhiên cung kính.
saving score / loading statistics ...