Text Practice Mode
nhận định luật đất đai
created Jun 12th 2021, 12:19 by Last Love
0
1955 words
0 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
50 CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH MÔN LUẬT ĐẤT ĐAI
1. Luật đất đai chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến đất đai.
=> Nhận định này đúng. Điều 1 Luật Đất đai 2013 Phạm vi điều chỉnh.
2. Người sử dụng được phép chuyển quyền sử dụng đất từ khi Luật đất đai năm 1987 có hiệu lực.
=> Nhận định này sai. Người sử dụng được phép chuyển quyền sử dụng đất từ khi Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực.
3. Người sử dụng đất cũng có quyền định đoạt đối với đất đai.
=> Nhận định này sai. Nhà nước là chủ sở hữu tuyệt đối đất đai, nên chỉ có Nhà nước mới có quyền định đoạt đối với đất đai (Điều 4 Luật Đất đai 2013)
4. Nguồn của Luật đất đai chỉ bao gồm các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành.
=> Nhận định này sai. Nguồn của Luật đất đai còn có các văn bản pháp luật do cơ quan Nhà nước ở địa phương ban hành (Bảng giá đất, Quyết định cấp GCN…)
5. Luật đất đai chỉ là công cụ thực hiện quyền sở hữu nhà nước về đất đai.
=> Nhận định này sai. Luật đất đai còn là công cụ thực hiện quyền quản lý Nhà nước về đất đai (Điều tra cơ bản về đất đai, hạn mức giao đất, giá đất…)
6. Quan hệ pháp luật đất đai bao gồm tất cả các quan hệ xã hội có liên quan đến đất đai.
=> Nhận định này sai. Vì quan hệ pháp luật đất đai không đồng nhất với quan hệ xã hội đất đai, có một số quan hệ xã hội có liên quan đến đất đai quan hệ pháp luật đất đai không điều chỉnh như việc cho mượn đất, cầm cố đất đai, hoặc quan hệ xã hội đất đai có liên quan đến quốc tế.
7. Tổ chức kinh tế trong nước sử dụng đất không bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam.
=> Nhận định này đúng. Vì theo Khoản 27 điều 3 LDD “Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.”
8. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có cùng hộ khẩu thường trú.
=> Nhận định này sai. Vì theo Khoản 29 điều 3 LDD Hộ gia đình sử dụng đất là những người có cùng hộ khảu thường trú và phải “đang sống chung và có quyền sử dụng đát chung”.
9. Người có quyền trực tiếp sử dụng đất được coi là chủ thể sử dụng đất trong quan hệ pháp luật đất đai.
=> Nhận định này sai. Vì chủ thể sử dụng đất cũng có thể là người nhận chuyển quyền sử dụng đất theo Điều 5 LDD, người đó còn phải có quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo PL đất đai (Điều 19 43/2014/NĐ-CP)
10. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống, làm ăn ổn định ở nước ngoài.
=> Nhận định này sai. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người có thơi gian sinh sống ổn định ở nước ngoài và là người có quốc tịch Việt Nam hoặc có gốc Việt Nam (từng có quốc tịch Việt Nam, quốc tịch đó xác lập theo quan hệ huyết thống; có quan hệ huyết thống với người Việt Nam – 3 đời) (Luật Quốc tịch)
11. Chỉ có UBND mới có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất.
=> Nhận định này sai. Vì UBND cấp xã không có thẩm quyền giao đất mà chỉ có thẩm quyền cho thuê đất (đất thuộc quỹ nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích). Ngoài ra, đối với đất sử dụng cho khu tinh tế, khu công nghệ cao thì Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghệ cao có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất (đối với khu công nghệ cao chỉ cho thuê đất chứ không giao đất).
CSPL: khoản 3 Điều 59 Luật đất đai 2013 và Điều 150, 151 Luật đất đai 2013.
12. Hạn mức giao đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân được tính riêng theo từng địa phương.
=> Nhận định này sai. Vì theo Khoản 7 Điều 129 LDD hạn mức giao đất nông nghiệp được tính riêng theo mục đích sử dụng đất.
13. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất khác nhóm đất đều phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
=> Nhận định này sai. Vì có những TH chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất khác nhóm quy định trong khoản 1 điều 57 Luật Đất đai 2013 là phải có phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền => Không phải xin phép.
14. Chủ thể sử dụng đất xây dựng kinh doanh nhà ở đều được giao đất có thu tiền SDĐ.
=> Nhận định này sai. Theo Điểm đ khoản 1 điều 56 LDD thì tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê thì được cho thuê đất.
15. Trưng dụng đất và thu hồi đất đều dẫn đến việc chấm dứt QSDĐ của người SDĐ.
=> Nhận định này sai. Trưng dụng đất không dẫn đến việc chấm dứt QSDĐ của người SDĐ. Khoản 4, 6 điều 72 Luật Đất đai 2013.
16. Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên & môi trường cấp GCNQSDĐ.
=> Nhận định này sai. Chỉ có cơ quan có thẩm quyền cấp GCN là UBND cấp tỉnh mới được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp. UBND cấp huyện không được phép ủy quyền.
CSPL: khoản 1, 2 Điều 105 Luật đất đai 2013.
17. Khi cần đất sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế thì Nhà nước đều áp dụng biện pháp thu hồi đất của người đang sử dụng để chuyển giao cho nhà đầu tư.
=> Nhận định này sai. Vì theo điểm a khoản 2 Điều 68 LDD thì đất bị thu hồi trong trường hợp này có thể được giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý.
18. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp đều được chuyển đổi quyền sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân khác.
=> Nhận định này sai. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp chỉ được chuyển đổi QSDĐ đối với đất được NN giao và do nhận chuyển QSDĐ từ người khác và chỉ được chuyển cho hộ GĐ, cá nhân trong cùng 1 xã, phường, thị trấn. (điều 190 LĐĐ 2013). Không phải là đất thuê.
19. Người nước ngoài cũng được nhận thừa kế quyền sử dụng đất từ cá nhân trong nước.
=> Nhận định này sai. Người nước ngoài chỉ được nhận giá trị bằng tiền của QSDĐ thừa kế từ cá nhân trog nước ( Khoản 3 điều 186 LĐĐ 2013 => Người được thừa kế là người nước ngoài chỉ được chuyển nhượng hoặc tặng cho QSDĐ).
20. DN có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để đầu tư tại Việt Nam được góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất kinh doanh.
=> Nhận định này sai. Theo Khoản 2, 3 điều 183, DN có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất (thu tiền 1 lần và thu tiền hàng năm) và giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mới được góp vốn bằng QSDĐ để hợp tác SX kinh doanh.
21. Chỉ khi được UBND cấp tỉnh ủy quyền STN&MT mới được cấp giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất.
=> Nhận định này sai. Ngoài việc được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cấp Giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất thì STN&MT còn có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cho người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận trong 2 trường hợp:
Khi NSDĐ thực hiện các quyền của họ phải cấp mới giấy chứng nhận;
Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận
CSPl: khoản 1, 3 Điều 105 Luật Đất đai 2013; Khoản 1 Điều 37 NĐ 43/2014
22. Khi chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất trong cùng nhóm đất, NSDĐ không cần phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
=> Nhận định này sai. Đối với trường hợp chuyển từ đất phi nông nghiệp được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang giao đất phi nông nghiệp được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất. Vẫn phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
CSPl: điểm đ, Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013.
23. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
=> Nhận định này đúng. Theo như quy đinh của pháp luật về đất đai, trường hợp nhà nước giao đất không thu tiền chỉ được áp dụng cho một số chủ thể, mang tính chất ưu đãi về tài chính, việc uư đãi nhằm hỗ trợ cho một số trường hợp có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc mục đích sử dụng đất của họ không vì lợi nhuận, vì kinh tế mà vì mục đích xã hội như hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính,… Và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được hưởng ưu đãi này.
CSPl: Điều 54 Luật Đất đai 2013.
24. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
=> Nhận định này đúng. Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại về quyết định hành chính, hành chính về đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nai.
CSPl: Khoản 1 Điều 204 luật Đất đai 2013.
25. Chỉ khi sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê tổ chức kinh tế mới được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
=> Nhận định này sai. Ngoài trường hợp sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê, tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thì khi thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với cơ sở hạ tầng, tổ chức kinh tế cũng được nhà nước giao đất có thu tiền.
CSPL: khoản 2, Khoản 4, Điều 55 Luật Đất đai 2013.
1. Luật đất đai chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến đất đai.
=> Nhận định này đúng. Điều 1 Luật Đất đai 2013 Phạm vi điều chỉnh.
2. Người sử dụng được phép chuyển quyền sử dụng đất từ khi Luật đất đai năm 1987 có hiệu lực.
=> Nhận định này sai. Người sử dụng được phép chuyển quyền sử dụng đất từ khi Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực.
3. Người sử dụng đất cũng có quyền định đoạt đối với đất đai.
=> Nhận định này sai. Nhà nước là chủ sở hữu tuyệt đối đất đai, nên chỉ có Nhà nước mới có quyền định đoạt đối với đất đai (Điều 4 Luật Đất đai 2013)
4. Nguồn của Luật đất đai chỉ bao gồm các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành.
=> Nhận định này sai. Nguồn của Luật đất đai còn có các văn bản pháp luật do cơ quan Nhà nước ở địa phương ban hành (Bảng giá đất, Quyết định cấp GCN…)
5. Luật đất đai chỉ là công cụ thực hiện quyền sở hữu nhà nước về đất đai.
=> Nhận định này sai. Luật đất đai còn là công cụ thực hiện quyền quản lý Nhà nước về đất đai (Điều tra cơ bản về đất đai, hạn mức giao đất, giá đất…)
6. Quan hệ pháp luật đất đai bao gồm tất cả các quan hệ xã hội có liên quan đến đất đai.
=> Nhận định này sai. Vì quan hệ pháp luật đất đai không đồng nhất với quan hệ xã hội đất đai, có một số quan hệ xã hội có liên quan đến đất đai quan hệ pháp luật đất đai không điều chỉnh như việc cho mượn đất, cầm cố đất đai, hoặc quan hệ xã hội đất đai có liên quan đến quốc tế.
7. Tổ chức kinh tế trong nước sử dụng đất không bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam.
=> Nhận định này đúng. Vì theo Khoản 27 điều 3 LDD “Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.”
8. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có cùng hộ khẩu thường trú.
=> Nhận định này sai. Vì theo Khoản 29 điều 3 LDD Hộ gia đình sử dụng đất là những người có cùng hộ khảu thường trú và phải “đang sống chung và có quyền sử dụng đát chung”.
9. Người có quyền trực tiếp sử dụng đất được coi là chủ thể sử dụng đất trong quan hệ pháp luật đất đai.
=> Nhận định này sai. Vì chủ thể sử dụng đất cũng có thể là người nhận chuyển quyền sử dụng đất theo Điều 5 LDD, người đó còn phải có quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo PL đất đai (Điều 19 43/2014/NĐ-CP)
10. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống, làm ăn ổn định ở nước ngoài.
=> Nhận định này sai. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người có thơi gian sinh sống ổn định ở nước ngoài và là người có quốc tịch Việt Nam hoặc có gốc Việt Nam (từng có quốc tịch Việt Nam, quốc tịch đó xác lập theo quan hệ huyết thống; có quan hệ huyết thống với người Việt Nam – 3 đời) (Luật Quốc tịch)
11. Chỉ có UBND mới có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất.
=> Nhận định này sai. Vì UBND cấp xã không có thẩm quyền giao đất mà chỉ có thẩm quyền cho thuê đất (đất thuộc quỹ nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích). Ngoài ra, đối với đất sử dụng cho khu tinh tế, khu công nghệ cao thì Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghệ cao có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất (đối với khu công nghệ cao chỉ cho thuê đất chứ không giao đất).
CSPL: khoản 3 Điều 59 Luật đất đai 2013 và Điều 150, 151 Luật đất đai 2013.
12. Hạn mức giao đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân được tính riêng theo từng địa phương.
=> Nhận định này sai. Vì theo Khoản 7 Điều 129 LDD hạn mức giao đất nông nghiệp được tính riêng theo mục đích sử dụng đất.
13. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất khác nhóm đất đều phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
=> Nhận định này sai. Vì có những TH chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất khác nhóm quy định trong khoản 1 điều 57 Luật Đất đai 2013 là phải có phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền => Không phải xin phép.
14. Chủ thể sử dụng đất xây dựng kinh doanh nhà ở đều được giao đất có thu tiền SDĐ.
=> Nhận định này sai. Theo Điểm đ khoản 1 điều 56 LDD thì tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê thì được cho thuê đất.
15. Trưng dụng đất và thu hồi đất đều dẫn đến việc chấm dứt QSDĐ của người SDĐ.
=> Nhận định này sai. Trưng dụng đất không dẫn đến việc chấm dứt QSDĐ của người SDĐ. Khoản 4, 6 điều 72 Luật Đất đai 2013.
16. Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên & môi trường cấp GCNQSDĐ.
=> Nhận định này sai. Chỉ có cơ quan có thẩm quyền cấp GCN là UBND cấp tỉnh mới được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp. UBND cấp huyện không được phép ủy quyền.
CSPL: khoản 1, 2 Điều 105 Luật đất đai 2013.
17. Khi cần đất sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế thì Nhà nước đều áp dụng biện pháp thu hồi đất của người đang sử dụng để chuyển giao cho nhà đầu tư.
=> Nhận định này sai. Vì theo điểm a khoản 2 Điều 68 LDD thì đất bị thu hồi trong trường hợp này có thể được giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý.
18. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp đều được chuyển đổi quyền sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân khác.
=> Nhận định này sai. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp chỉ được chuyển đổi QSDĐ đối với đất được NN giao và do nhận chuyển QSDĐ từ người khác và chỉ được chuyển cho hộ GĐ, cá nhân trong cùng 1 xã, phường, thị trấn. (điều 190 LĐĐ 2013). Không phải là đất thuê.
19. Người nước ngoài cũng được nhận thừa kế quyền sử dụng đất từ cá nhân trong nước.
=> Nhận định này sai. Người nước ngoài chỉ được nhận giá trị bằng tiền của QSDĐ thừa kế từ cá nhân trog nước ( Khoản 3 điều 186 LĐĐ 2013 => Người được thừa kế là người nước ngoài chỉ được chuyển nhượng hoặc tặng cho QSDĐ).
20. DN có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để đầu tư tại Việt Nam được góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất kinh doanh.
=> Nhận định này sai. Theo Khoản 2, 3 điều 183, DN có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất (thu tiền 1 lần và thu tiền hàng năm) và giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mới được góp vốn bằng QSDĐ để hợp tác SX kinh doanh.
21. Chỉ khi được UBND cấp tỉnh ủy quyền STN&MT mới được cấp giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất.
=> Nhận định này sai. Ngoài việc được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cấp Giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất thì STN&MT còn có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cho người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận trong 2 trường hợp:
Khi NSDĐ thực hiện các quyền của họ phải cấp mới giấy chứng nhận;
Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận
CSPl: khoản 1, 3 Điều 105 Luật Đất đai 2013; Khoản 1 Điều 37 NĐ 43/2014
22. Khi chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất trong cùng nhóm đất, NSDĐ không cần phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
=> Nhận định này sai. Đối với trường hợp chuyển từ đất phi nông nghiệp được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang giao đất phi nông nghiệp được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất. Vẫn phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
CSPl: điểm đ, Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013.
23. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
=> Nhận định này đúng. Theo như quy đinh của pháp luật về đất đai, trường hợp nhà nước giao đất không thu tiền chỉ được áp dụng cho một số chủ thể, mang tính chất ưu đãi về tài chính, việc uư đãi nhằm hỗ trợ cho một số trường hợp có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc mục đích sử dụng đất của họ không vì lợi nhuận, vì kinh tế mà vì mục đích xã hội như hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính,… Và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được hưởng ưu đãi này.
CSPl: Điều 54 Luật Đất đai 2013.
24. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
=> Nhận định này đúng. Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại về quyết định hành chính, hành chính về đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nai.
CSPl: Khoản 1 Điều 204 luật Đất đai 2013.
25. Chỉ khi sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê tổ chức kinh tế mới được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
=> Nhận định này sai. Ngoài trường hợp sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê, tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thì khi thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với cơ sở hạ tầng, tổ chức kinh tế cũng được nhà nước giao đất có thu tiền.
CSPL: khoản 2, Khoản 4, Điều 55 Luật Đất đai 2013.
saving score / loading statistics ...