Text Practice Mode
Lòng đất sâu đến như thế nào?
created Aug 25th 2017, 01:07 by tay tần
2
743 words
0 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
00:00
Cấu trúc lòng đất
Lòng đất gồm nhiều lớp khác nhau nhưng được chia thành 3 phần chính:
a. Lớp vỏ:
Là phần trên cùng, được chia thành các mảng kiến tạo có độ dày khoảng từ 95-105km. Chúng di chuyển một cách chậm chạp trong hàng triệu nằm trên bề mặt Trái Đất.
Mỗi mảng kiến trúc đều gồm cả phần lục địa và đại dương tương ứng (trừ mảng kiến tạo Thái Bình Dương chỉ có phần đại dương).
Trong lớp vỏ này, thành phần của lớp vỏ là hỗn hợp các chất ít đậm đặc so với các lớp sâu hơn, chủ yếu gồm đá bazan và granit.
Cấu trúc chủ yếu được chia thành 2 phần là vỏ lục địa và vỏ đại dương. Trong đó lớp vỏ của đáy biển có sự khác biệt đáng kể so với lớp vỏ của lục địa, nó chứa chủ yếu là đá bazan nặng và sẫm màu. Trong khi lớp vỏ lục địa lại là các loại đá nhẹ hơn.
Lớp vỏ ngoài này chỉ chiếm 0,5% thể tích Trái Đất, đôi khi nó được ví như lớp vỏ trứng trong khi 2 lớp còn lại là lòng trắng và lòng đỏ.
Đây cũng là lớp có nhiều biến động lớn trong suốt chiều dài lịch sử Trái Đất như: Lục địa trôi, các mảng kiến tạo di chuyển, núi lửa, động đất,...
b. Lớp Manti:
Là lớp thứ 2 sau vỏ trái đất, từ vỏ cho tới độ sâu 2900km so với mặt đất. Đây chính là phần chiếm thể tích và khối lượng chính của Trái Đất với lần lượt 83% và 68,5%.
Nó chủ yếu là được cấu tạo từ đá siêu bazơ nghèo silic nhưng lại giàu sắt. Nói chung, người ta cho rằng các chất trong manti ở trong trạng thái nóng chảy cục bộ và giống như một băng tải có tác dụng làm cho lớp vỏ di chuyển mặc dù rất chậm.
Lớp manti lại chia thành 3 lớp nhỏ là B, C và D. Trong khi lớp B, C tạo thành quyển manti trên (80-900km) thì D sẽ là quyển manti dưới (900-2900km).
Ngoài ra, nó còn làm cho các chất ở lớp trên và dưới của Trái Đất trao đổi với nhau. Theo ước tính của các nhà khoa học, nhiệt độ của lớp manti khoảng 1000-2000 độ C.
Với nhiệt độ cao cùng áp suất và mật độ vô cùng lớn, các dạng vật chất ở đây sẽ tồn tại trong trạng thái dẻo, giống như nhựa đường. Còn trạng thái rắn thì tồn tại trong thời gian rất ngắn, dễ dàng bị biến dạng.
Cũng chính vì lớp manti có một môi trường vô cùng khắc nghiệt nên chúng ta hiện nay vẫn biết rất ít về nó và đang chờ các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.
c. Lớp lõi (nhân Trái Đất)
Lớp lõi được coi là phần quan trọng nhất cấu thành nên Trái Đất và được chia thành 2 phần chính, là Nhân trong và Nhân ngoài. Sở dĩ có sự khác biệt này là do người ta dựa vào các đặc điểm sóng truyền.
Lớp nhân khác nhau thì có đặc điểm sóng khác nhau. Lớp nhân ngoài được cho là tồn tại ở dạng thể lỏng, trong khi lớp nhân trong lại là thể rắn với mật độ và tỷ trọng vật chất cao nhất trong các lớp của Trái Đất.
Để thấy rõ hơn, ta có so sánh nhỏ sau đây:
- Mật độ trung bình của Trái Đất: 5515kg/m3.
- Mật độ nhân ngoài: 9900-12200kg/m3.
- Mật độ nhân trong thậm chí còn lên đến: 13000kg/m3.
Nhiệt độ của phần lõi cũng là lớn nhất trên Trái Đất, khoảng 4400 độ C và lên tới hơn 6000 độ C. Lớp chất lỏng và nóng của lõi ngoài gồm chủ yếu sắt và niken, có tính dẫn điện, di chuyển 1 cách chậm chạp, và chính nó tạo nên từ trường của Trái Đất.
Lớp từ trường này làm lệch đi quỹ đạo của các hạt tích điện từ Mặt Trời, tạo nên lớp áo giáp vô hình cho hành tinh của chúng ta.
Từ trường được tạo ra từ lõi Trái Đất luôn thay đổi với cường độ rất lớn. Theo nghiên cứu, cứ khoảng 100.000 năm nó lại thay đổi toàn bộ lớp từ trường xung quanh hành tinh.
Lòng đất gồm nhiều lớp khác nhau nhưng được chia thành 3 phần chính:
a. Lớp vỏ:
Là phần trên cùng, được chia thành các mảng kiến tạo có độ dày khoảng từ 95-105km. Chúng di chuyển một cách chậm chạp trong hàng triệu nằm trên bề mặt Trái Đất.
Mỗi mảng kiến trúc đều gồm cả phần lục địa và đại dương tương ứng (trừ mảng kiến tạo Thái Bình Dương chỉ có phần đại dương).
Trong lớp vỏ này, thành phần của lớp vỏ là hỗn hợp các chất ít đậm đặc so với các lớp sâu hơn, chủ yếu gồm đá bazan và granit.
Cấu trúc chủ yếu được chia thành 2 phần là vỏ lục địa và vỏ đại dương. Trong đó lớp vỏ của đáy biển có sự khác biệt đáng kể so với lớp vỏ của lục địa, nó chứa chủ yếu là đá bazan nặng và sẫm màu. Trong khi lớp vỏ lục địa lại là các loại đá nhẹ hơn.
Lớp vỏ ngoài này chỉ chiếm 0,5% thể tích Trái Đất, đôi khi nó được ví như lớp vỏ trứng trong khi 2 lớp còn lại là lòng trắng và lòng đỏ.
Đây cũng là lớp có nhiều biến động lớn trong suốt chiều dài lịch sử Trái Đất như: Lục địa trôi, các mảng kiến tạo di chuyển, núi lửa, động đất,...
b. Lớp Manti:
Là lớp thứ 2 sau vỏ trái đất, từ vỏ cho tới độ sâu 2900km so với mặt đất. Đây chính là phần chiếm thể tích và khối lượng chính của Trái Đất với lần lượt 83% và 68,5%.
Nó chủ yếu là được cấu tạo từ đá siêu bazơ nghèo silic nhưng lại giàu sắt. Nói chung, người ta cho rằng các chất trong manti ở trong trạng thái nóng chảy cục bộ và giống như một băng tải có tác dụng làm cho lớp vỏ di chuyển mặc dù rất chậm.
Lớp manti lại chia thành 3 lớp nhỏ là B, C và D. Trong khi lớp B, C tạo thành quyển manti trên (80-900km) thì D sẽ là quyển manti dưới (900-2900km).
Ngoài ra, nó còn làm cho các chất ở lớp trên và dưới của Trái Đất trao đổi với nhau. Theo ước tính của các nhà khoa học, nhiệt độ của lớp manti khoảng 1000-2000 độ C.
Với nhiệt độ cao cùng áp suất và mật độ vô cùng lớn, các dạng vật chất ở đây sẽ tồn tại trong trạng thái dẻo, giống như nhựa đường. Còn trạng thái rắn thì tồn tại trong thời gian rất ngắn, dễ dàng bị biến dạng.
Cũng chính vì lớp manti có một môi trường vô cùng khắc nghiệt nên chúng ta hiện nay vẫn biết rất ít về nó và đang chờ các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.
c. Lớp lõi (nhân Trái Đất)
Lớp lõi được coi là phần quan trọng nhất cấu thành nên Trái Đất và được chia thành 2 phần chính, là Nhân trong và Nhân ngoài. Sở dĩ có sự khác biệt này là do người ta dựa vào các đặc điểm sóng truyền.
Lớp nhân khác nhau thì có đặc điểm sóng khác nhau. Lớp nhân ngoài được cho là tồn tại ở dạng thể lỏng, trong khi lớp nhân trong lại là thể rắn với mật độ và tỷ trọng vật chất cao nhất trong các lớp của Trái Đất.
Để thấy rõ hơn, ta có so sánh nhỏ sau đây:
- Mật độ trung bình của Trái Đất: 5515kg/m3.
- Mật độ nhân ngoài: 9900-12200kg/m3.
- Mật độ nhân trong thậm chí còn lên đến: 13000kg/m3.
Nhiệt độ của phần lõi cũng là lớn nhất trên Trái Đất, khoảng 4400 độ C và lên tới hơn 6000 độ C. Lớp chất lỏng và nóng của lõi ngoài gồm chủ yếu sắt và niken, có tính dẫn điện, di chuyển 1 cách chậm chạp, và chính nó tạo nên từ trường của Trái Đất.
Lớp từ trường này làm lệch đi quỹ đạo của các hạt tích điện từ Mặt Trời, tạo nên lớp áo giáp vô hình cho hành tinh của chúng ta.
Từ trường được tạo ra từ lõi Trái Đất luôn thay đổi với cường độ rất lớn. Theo nghiên cứu, cứ khoảng 100.000 năm nó lại thay đổi toàn bộ lớp từ trường xung quanh hành tinh.
saving score / loading statistics ...